Hotline 0939 629 809

Giải bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều

07:11:4127/08/2023

Hướng dẫn giải bài 9 trang 121 Toán 11 Tập 1 SGK Cánh Diều chi tiết dễ hiểu

Bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều:

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, C’D’.

a) Chứng minh rằng (A’DN) // (B’CM).

b) Gọi E, F lần lượt là giao điểm của đường thẳng D’B với các mặt phẳng (A’DN), (B’CM). Chứng minh rằng D’E = BF =  EF.

Giải bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều:

a) Chứng minh rằng (A’DN) // (B’CM).

Ta có hình minh họa như sau:câu a bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều

Ta có: (ADD’A’) // (CBC’B’);

  (ADD’A’) ∩ (DCB’A’) = A’D;

  (CBC’B’) ∩ (DCB’A’) = B’C.

⇒ A’D // B’C, mà B’C ⊂ (B’CM) nên A’D // (B’CM).

Tương tự: (ABB’A’) // (DCC’D’);

  (ABB’A’) ∩ (DMB’N) = MB’;

  (DCC’D’) ∩ (DMB’N) = DN.

⇒ MB’ // DN, mà MB’ ⊂ (B’CM) nên DN // (B’CM).

Ta có: A’D // (B’CM);

  DN // (B’CM);

  A’D, DN cắt nhau tại điểm D và cùng nằm trong mp(A’DN)

⇒ (A’DN) // (B’CM).

b) Chứng minh rằng D’E = BF = EF/2.

Ta có hình minh họa như sau:câu b bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều

• Trong mp(A’B’C’D’), gọi J là giao điểm của A’N và B’D’.

Trong mp(BDD’B’), D’B cắt DJ tại E.

Ta có: D’B ∩ DJ = {E} mà DJ ⊂ (A’DN) nên E là giao điểm của D’B và (A’DN).

Tương tự, trong mp(ABCD), gọi I là giao điểm của CM và BD.

Trong mp(BDD’B’), D’B cắt B’I tại F.

Ta có: D’B ∩ B’I = {F} mà B’I ⊂ (B’CM) nên F là giao điểm của D’B và (B’CM).

• Ta có: (A’DN) // (B’CM);

   (A’DN) ∩ (BDD’B’) = DJ;

   (B’CM) ∩ (BDD’B’) = B’I.

⇒ DJ // B’I.

Trong mp(BDD’B’), xét DBDE có IF // DE nên theo định lí Thalès ta có:

  (*) 

Trong mp(ABCD), gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD trong hình bình hành ABCD. Khi đó O là trung điểm của AC, BD.

Xét ΔABC, hai đường trung tuyến BO, CM cắt nhau tại I nên I là trọng tâm của tam giác nên có:

 (**)

Từ (*) và (**) ta có: 

Chứng minh tương tự ta cũng có: 

Với nội dung bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 Cánh Diều cùng cách giải bài 9 trang 121 Toán 11 Tập 1 Cánh diều chi tiết, dễ hiểu. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Toán 11 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 11 Tập 1 Cánh Diều

> Bài 1 trang 120 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Trong không gian, hai đường thẳng song song với nhau khi và chỉ khi:...

> Bài 2 trang 120 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Cho hai đường thẳng phân biệt a và b trong không gian. Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa a và b?...

> Bài 3 trang 120 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Trong không gian, đường thẳng song song với mặt phẳng khi và chỉ khi:...

> Bài 4 trang 120 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Trong không gian, hai mặt phẳng song song với nhau khi và chỉ khi:...

> Bài 5 trang 120 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BD. Điểm P thuộc cạnh AC...

> Bài 6 trang 120 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh...

> Bài 7 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD) và AB = 2CD. Gọi M, N lần lượt là...

> Bài 8 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Lấy M, M’ lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng...

> Bài 9 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, C’D’...

> Bài 10 trang 121 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều: Một khối gỗ có các mặt đều là một phần của mặt phẳng với (ABCD) // (EFMH), CK // DH...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan