Bài 5 trang 43 Toán 12 tập 1 Cánh Diều

10:12:1531/03/2024

Hướng dẫn giải bài 5 trang 43 Toán 12 tập 1 Cánh Diều SGK chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Toán 12 Cánh diều tập 1 giỏi hơn.

Bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều:

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:

a) y = 2x3 - 3x2 + 1

b) y = -x3 + 3x2 - 1

c) y = (x - 2)3 + 4

d) y = -x3 + 3x2 - 3x + 2

e) y = x3 + x2 + 2x + 1

g) y = -x3 - 3x

Giải bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều:

a) y = 2x3 - 3x2 + 1

1) Tập xác định: ℝ.

2) Sự biến thiên:

• Giới hạn tại vô cực: 

• y' = 6x2 – 6x;

y= 0 ⇔ 6x2 – 6x = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = 1.

• Bảng biến thiên:

Câu a bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Hàm số đã cho đồng biến trên mỗi khoảng (– ∞; 0) và (1; + ∞); nghịch biến trên khoảng (0; 1).  

Hàm số đạt cực đại tại x = 0, y = 1; đạt cực tiểu tại x = 1, yCT = 0.

3) Đồ thị

• Giao điểm của đồ thị với trục tung: (0; 1).

• Giao điểm của đồ thị với trục hoành:

Giải phương trình 2x3 – 3x2 + 1 = 0 ta được x = -1/2 hoặc x = 1.

Vậy đồ thị hàm số giao với trục hoành tại các điểm (-1/2; 0); (1; 0).

• Đồ thị hàm số đi qua các điểm (1; 0), (0; 1), (-1/2; 0), (–1; –4) và (1/2; 1/2) có đồ thị như sau:

Câu a bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Vậy đồ thị hàm số y = 2x3 – 3x2 + 1 được cho như hình vẽ trên.

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số đó là điểm I(1/2; 1/2).

b) y = -x3 + 3x2 - 1

1) Tập xác định: ℝ.

2) Sự biến thiên:

• Giới hạn tại vô cực: 

;

• y' = – 3x2 + 6x;

y= 0 ⇔ – 3x2 + 6x = 0 ⇔ x = 0 hoặc x = 2.

• Bảng biến thiên:

Câu b bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0; 2); nghịch biến trên mỗi khoảng (– ∞; 0) và (2; + ∞).

Hàm số đạt cực đại tại x = 2, y = 3; đạt cực tiểu tại x = 0, yCT = – 1.

3) Đồ thị

• Giao điểm của đồ thị với trục tung: (0; – 1).

• Giao điểm của đồ thị với trục hoành:

Giải phương trình – x3 + 3x2 – 1 = 0, ta thấy phương trình có 3 nghiệm phân biệt nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm.

• Đồ thị hàm số đi qua các điểm (– 1; 3), (0; – 1), (1; 1), (2; 3) và (3; – 1) và có đồ thị như sau:

Đồ thị câu b bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Vậy đồ thị hàm số y = – x3 + 3x2 – 1 được cho như hình vẽ trên.

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số đó là điểm I(1; 1).

c) y = (x - 2)3 + 4 = x3 – 6x2 + 12x – 8 + 4 = x3 – 6x2 + 12x – 4.

1) Tập xác định: ℝ.

2) Sự biến thiên:

• Giới hạn tại vô cực: 

• y' = 3x2 – 12x + 12 = 3(x – 2)2;

y' ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.

y= 0 khi x = 2.

• Bảng biến thiên

Câu c bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; + ∞).

Hàm số không có cực trị.

3) Đồ thị

• Giao điểm của đồ thị với trục tung: (0; – 4).

• Giao điểm của đồ thị với trục hoành:

Giải phương trình x3 – 6x2 + 12x – 4 = 0, ta thấy phương trình có 1 nghiệm nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 1 điểm.

• Đồ thị hàm số đi qua các điểm (0; – 4), (1; 3), (2; 4) và (3; 5) nên có đồ thị hàm số như sau:

Đồ thị câu c bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Vậy đồ thị hàm số y = (x – 2)3 + 4 được cho như hình vẽ trên.

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số đó là điểm I(2; 4).

d) y = -x3 + 3x2 - 3x + 2

1) Tập xác định: ℝ.

2) Sự biến thiên:

• Giới hạn tại vô cực: 

• y' = – 3x2 + 6x – 3 = – 3(x – 1)2 ≤ 0 với mọi x ∈ ℝ;

y= 0 khi x = 1.

• Bảng biến thiên:

Câu d bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (– ∞; + ∞).

Hàm số không có cực trị.  

3) Đồ thị

• Giao điểm của đồ thị với trục tung: (0; 2).

• Giao điểm của đồ thị với trục hoành:

Giải phương trình – x3 + 3x2 – 3x + 2 = 0 ta được x = 2.

Vậy đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm (2; 0).  

• Đồ thị hàm số đi qua các điểm (0; 2), (2; 0) và (1; 1) nên có đồ thị như sau:

Đồ thị câu d bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Vậy đồ thị hàm số y = – x3 + 3x2 – 3x + 2 được cho như hình vẽ trên.

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số đó là điểm I(1; 1).

e) y = x3 + x2 + 2x + 1

1) Tập xác định: ℝ.

2) Sự biến thiên:

• Giới hạn tại vô cực:

• y' = x2 + 2x + 2 = (x + 1)2 + 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ;

• Bảng biến thiên:

Câu g bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (– ∞; + ∞).

Hàm số không có cực trị.  

3) Đồ thị

• Giao điểm của đồ thị với trục tung: (0; 1).

• Giao điểm của đồ thị với trục hoành:

Giải phương trình x3 + x2 + 2x + 1 = 0 ta thấy có 1 nghiệm nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 1 điểm.

• Đồ thị hàm số đi qua các điểm (0; 1), (-1; -1/3) ta có đồ thị như sau:

Đồ thị câu g bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Vậy đồ thị hàm số y =  x3 + x2 + 2x + 1  được cho như hình vẽ trên.

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số đó là điểm I(-1; -1/3)

g) y = -x3 - 3x

1) Tập xác định: ℝ.

2) Sự biến thiên:

• Giới hạn tại vô cực:

• y' = – 3x2 – 3 = – 3(x2 + 1) < 0 với mọi x ∈ ℝ;

• Bảng biến thiên:

Câu e bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng (– ∞; + ∞).

Hàm số không có cực trị. 

3) Đồ thị

• Đồ thị hàm số đi qua gốc tọa độ O(0; 0).

• Đồ thị hàm số đi qua các điểm (0; 0), (– 1; 4) và (1; – 4) có dạng hình sau:

Đồ thị câu e bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều

Vậy đồ thị hàm số y = – x3 – 3x được cho như hình vẽ trên.

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số đó là điểm O(0; 0).

Với lời giải bài 5 trang 43 Toán 12 tập 1 Cánh diều chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Toán 12 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Toán 12 Tập 1 Cánh Diều

> Bài 1 trang 42 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Đồ thị hàm số y = x3 - 3x - 1 là đường cong nào trong các đường cong sau?...

> Bài 2 trang 42 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Đường cong ở hình 29 là đồ thị của hàm số: a) y = x3 + x2 + 2x + 2...

> Bài 3 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Đường cong nào sau đây là đồ thị của hàm số 

> Bài 4 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Đường cong ở hình 30 là đồ thị hàm số: A. 

> Bài 5 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) y = 2x3 - 3x2 + 1...

> Bài 6 trang 43 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau: a) ...

> Bài 7 trang 44 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Một tàu đổ bộ tiếp cận Mặt Trăng theo cách tiếp cận thẳng đứng và đốt cháy các tên lửa hãm ở độ cao...

> Bài 8 trang 44 Toán 12 Tập 1 Cánh diều: Xét phản ứng hóa học tạo ra chất C từ hai chất A và B: A + B → C. Giả sử nồng độ của hai chất A và B...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan