Giải bài 38 trang 62 SGK Toán 9 tập 1

14:33:3427/10/2023

Hướng dẫn giải bài 38 trang 62 SGK Toán 9 Tập 1 cực hay, chi tiết dễ hiểu nhất để các em học sinh tham khảo

Bài 38 trang 62 SGK Toán 9 tập 1:

a) Vẽ đồ thị các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

y = 2x       (1)

y = 0,5x    (2)

y = –x + 6  (3)

b) Gọi các giao điểm của đường thẳng có phương trình (3) với hai đường thẳng có phương trình (1) và (2) theo thứ tự là A và B. Tìm tọa độ của hai điểm A và B.

c) Tính các góc của tam giác OAB.

Hướng dẫn câu c)

Tính OA, OB rồi chứng tỏ tam giác OAB là tam giác cân.

Tính 

Giải bài 38 trang 62 SGK Toán 9 tập 1:

a) Vẽ đồ thị hai hàm số 

• Vẽ đồ thị y = 2x    (1)

    Cho x= 0 ⇒ y= 0 ta được O(0, 0)

    Cho x= 2 ⇒ y = 4 ta được điểm (2; 4)

Kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm này ta được đồ thị hàm số (1)

• Vẽ đồ thị y = 0,5x    (2)

    Cho x= 0 ⇒ y = 0 ta được O(0; 0)

    Cho x = 4 ⇒ y = 2 ta được điểm (4; 2)

Kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm này ta được đồ thị hàm số (2)

• Vẽ đồ thị y = –x + 6   (3)

    Cho x = 0 ⇒ y = 6 được điểm (0; 6)

    Cho y = 0 ⇒ x = 6 được điểm (6; 0)

Kẻ đường thẳng đi qua 2 điểm này ta được đồ thị hàm số (3)

Giải bài 38 trang 62 SGK Toán 9 tập 1

b) Theo đề bài A, B theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng (3) với các đường thẳng (1) và (2), nên ta có:

Hoành độ giao điểm của A là nghiệm của phương trình:

–x + 6 = 2x ⇒ x = 2

⇒ y = 4 ⇒ A(2; 4)

Hoành độ giao điểm của B là nghiệm của phương trình:

–x + 6 = 0,5x ⇒ x = 4

⇒ y = 2 ⇒ B(4; 2)

c) Ta có:

Ta có: OA = OB nên tam giác OAB cân tại O

  (1)

Mặt khác:

Do tia OB nằm giữa hai tia Ox và OA nên ta có:

Xét ΔOAB có:

 (vì )

Với nội dung bài 38 trang 62 SGK Toán 9 tập 1 cùng cách giải bài 38 trang 62 Toán 9 Tập 1 chi tiết, dễ hiểu. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập SGK Toán 9 tập 1. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 cùng chuyên mục

> Bài 32 trang 61 SGK Toán 9 tập 1: a) Với những giá trị nào của m thì hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + 3 đồng biến?...

> Bài 33 trang 61 SGK Toán 9 tập 1: Với những giá trị nào của m thì đồ thị các hàm số y = 2x + (3 + m) và y = 3x + (5 – m) cắt nhau tại...

> Bài 34 trang 61 SGK Toán 9 tập 1: Tìm giá trị của a để hai đường thẳng y = (a – 1)x + 2 (a ≠ 1) và y = (3 – a)x + 1 (a ≠ 3) song song...

> Bài 35 trang 61 SGK Toán 9 tập 1: Xác định k và m để hai đường thẳng sau đây trùng nhau: y = kx + (m – 2) (k ≠ 0)...

> Bài 36 trang 61 SGK Toán 9 tập 1: Cho hai hàm số bậc nhất y = ( k + 1)x + 3 và y = (3 – 2k)x + 1. a) Với giá trị nào của k thì đồ thị của...

> Bài 37 trang 61 SGK Toán 9 tập 1: a) Vẽ đồ thị hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ: y = 0,5x + 2 ; y = 5 – 2x...

> Bài 38 trang 62 SGK Toán 9 tập 1: a) Vẽ đồ thị các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ: y = 2x; y = 0,5x ; y = –x + 6 ...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan