Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy...
Bài 2 trang 39 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
Giải bài 2 trang 39 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo:
Biểu diễn miền nghiệm của từng bất phương trình trong hệ:
+ Vẽ đường thẳng a: x - 2y = 0 đi qua hai điểm O(0; 0) và A(2; 1).
Xét điểm B(0; 1). Ta có B ∉ a và 0 – 2.1 = - 2 < 0.
Do đó B(0; 1) không phải là nghiệm của bất phương trình: x – 2y > 0
Miền nghiệm của bất phương trình x – 2y > 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng a (không kể bờ a) và không chứa điểm B (0 ; 1).
+ Vẽ đường thẳng b: x + 3y = 3 đi qua hai điểm B(0; 1) và C(3; 0).
Xét điểm gốc tọa độ O(0; 0). Ta có O ∉ b và 0 + 3.0 = 0 < 3.
Do đó (0 ; 0) là nghiệm của bất phương trình: x + 3y < 3.
Miền nghiệm của bất phương trình x + 3y -3 < 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng b (không kể bờ b) và chứa điểm O (0 ; 0).
Ta có hình sau:
Vậy, miền tô màu đậm (không bao gồm các đường thẳng a và b) là phần giao miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.
Hy vọng với lời giải bài 2 trang 39 SGK Toán 10 tập 1 Sách Chân trời Sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục