Tìm m để 3 điểm cực trị tạo thành tam giác đều là một trong những dạng toán tìm cực trị của hàm bậc 4 trùng phương.
Nếu các em chưa biết cách Tìm m để 3 điểm cực trị tạo thành tam giác đều như nào? hay cách tìm m để hàm bậc 4 có 3 cực trị tạo thành tam giác đều? thì nội dung bài viết này chính là dành cho các em.
Xét hàm số bậc 4 (trùng phương) có dạng: y = ax4 + bx2 + c với (a ≠ 0)
Khi đó ta có y’ = 4ax3 + 2bx
Xét y’ = 0 ⇔ 2x(2ax2 + b) = 0
⇔ x = 0 hoặc x2 = –b/2a (*)
Khi đó để hàm số y = ax4 + bx2 + c có 3 điểm cực trị
⇔ phương trình (*) sẽ có 2 nghiệm phân biệt và khác 0 ⇔ ab < 0.
3 điểm cực trị của hàm bậc 4 trùng phương luôn tạo thành tam giác cân (giả sử cân tại A).
Để 3 điểm cực trị tạo thành tam giác đều thì:
* Ví dụ: Cho hàm số bậc 4 (hàm trùng phương): y = f(x) = x4 – 2mx2 + 2m + m4
Tìm m để 3 điểm cực trị tạo thành tam giác đều
* Lời giải:
Xét hàm số: y = f(x) = x4 – 2mx2 + 2m + m4
Ta có: f'(x) = 4x3 – 4mx, ∀x ∈ R
Xét f'(x) = 0 ⇔ 4x3 – 4mx = 0
⇔ x(x2 – m) = 0
⇔ x = 0 hoặc x2 – m = 0 (*)
Để hàm số có 3 điểm cực trị khi và chỉ khi phương trình (*): x2 – m = 0 có hai nghiệm phân biệt khác 0 ⇔ m > 0.
Khi đó, gọi ; A(0; 2m + m4); là toạ độ 3 điểm cực trị của đồ thị hàm số bậc 4.
Yêu cầu bài toán tam giác ABC đều khi và chỉ khi:
(Lưu ý rằng 3 điểm cực trị của hàm bậc 4 luôn tạo thành tam giác cân, để tam giác là đều chỉ cần cạnh bên bằng cạnh đáy)
Mà và
Vậy ta có: m + m4 = 4m
⇔ m4 = 3m ⇔ m3 = 3 (vì m > 0)
Vậy mới thì hàm số bậc 4 đã cho có 3 điểm cực trị tạo thành tam giác đều.
Hy vọng với bài viết về Cách Tìm m để 3 điểm cực trị tạo thành tam giác đều? hay cách tìm m để hàm bậc 4 có 3 cực trị tạo thành tam giác đều ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.