Xét hệ tọa độ Oth trên mặt phẳng, trong đó trục Ot biểu thị thời gian t (tính bằng giây)...
Bài 5 trang 54 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Xét hệ tọa độ Oth trên mặt phẳng, trong đó trục Ot biểu thị thời gian t (tính bằng giây) và trục Oh biểu thị độ cao h (tính bằng mét). Một quả bóng được đá lên từ điểm A(0; 0,2) và chuyển động theo quỹ đạo là một cung parabol. Quả bóng đạt độ cao 8,5 m sau 1 giây và đạt độ cao 6 m sau 2 giây.
a) Hãy tìm hàm số bậc hai biểu thị quỹ đạo chuyển động của quả bóng.
b) Trong khoảng thời gian nào thì quả bóng vẫn chưa chạm đất?
Giải bài 5 trang 54 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều:
a) Hàm số bậc hai biểu thị quỹ đạo chuyển động của quả bóng.
Giả sử hàm số có dạng: h = at2 + bt + c,
Trong đó h là độ cao, t là thời gian, a, b, c là các hằng số cần tìm với a ≠ 0.
Quỹ đạo của quả bóng là một parabol đi qua điểm A(0; 0,2) nên thay t = 0 và h = 0,2 vào hàm số ta được: c = 0,2.
Khi đó: h = at2 + bt + 0,2
Mặt khác, quả bóng đạt độ cao 8,5 m sau 1 giây và 6 m sau 2 giây, vì vậy quỹ đạo của bóng là parabol đi qua các điểm có tọa độ (1; 8,5) và (2; 6).
Nên ta có hệ:
Giải hệ này ta được: a = –5,4 và b = 13,7
⇒ Hàm số bậc hai biểu thị quỹ đạo chuyển động của quả bóng là:
h = –5,4t2 + 13,7t + 0,2.
b) Bóng chạm đất nếu khi độ cao h = 0, vậy bóng chưa chạm đất khi độ cao h > 0.
⇒ –5,4t2 + 13,7t + 0,2 > 0, đây là bất phương trình bậc hai một ẩn với ẩn t.
Tam thức bậc hai –5,4t2 + 13,7t + 0,2 có hai nghiệm:
Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có h > 0 khi t1 < t < t2
⇔ –0,0145 < t < 2,55
Vì t > 0 nên suy ra: 0 < t < 2,55
Vậy trong khoảng thời gian từ lúc đá đến thời gian t = 2,55 giây thì quả bóng chưa chạm đất.
Hy vọng với lời giải bài 5 trang 54 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều cùng chuyên mục
> Bài 3 trang 54 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Giải các bất phương trình sau: a) 2x2 – 5x + 3 > 0...