Miền không bị gạch trong mỗi Hình 12a, 12b là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào cho ở dưới đây?...
Bài 3 trang 29 Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều: Miền không bị gạch trong mỗi Hình 12a, 12b là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào cho ở dưới đây?
a)
b)
c)
Giải bài 3 trang 29 Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều:
• Quan sát Hình 12a, đặt tên các đường thẳng như trên hình:
+ Đường thẳng d1 đi qua điểm (2; 0) và song song với trục tung, do đó phương trình đường thẳng d1: x = 2.
+ Đường thẳng d2 đi qua điểm (1; 0) và song song với trục hoành, do đó phương trình đường thẳng d2: y = 1.
+ Giả sử d3: y = ax + b (a ≠ 0)
Ta thấy đường thẳng d3 đi qua 2 điểm (0; 1) và (1; 0). Thay tọa độ của mỗi điểm vào phương trình ta được: b = 1 và a + b = 0. Suy ra a = – 1 (t/m) và b = 1.
Khi đó, d3: y = – x + 1.
Do đó, ta thấy phần không gạch sọc trên hình chính là miền nghiệm của hệ c)
• Quan sát Hình 12b, đặt tên các đường thẳng như hình:
+ Đường thẳng d1 đi qua điểm (–3; 0) và song song với trục tung nên d1: x = –3.
+ Đường thẳng d2 đi qua điểm (0; –1) và song song với trục hoành nên d2: y = –1.
+ Đường thẳng d3 đi qua hai điểm (2; 0) và (0; 2).
Giả sử d3: y = ax + b (a ≠ 0)
Thay tọa độ các điểm (2; 0) và (0; 2) vào phương trình đường thẳng ta tìm được a = – 1 (t/m) và b = 2.
Khi đó, d3: y = – x + 2 ⇔ x + y = 2.
Do đó, ta thấy phần không gạch sọc trên hình chính là miền nghiệm của hệ a)
Hy vọng với lời giải bài 3 trang 29 SGK Toán 10 tập 1 Cánh Diều ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều cùng chuyên mục
> Bài 2 trang 29 Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình:...