Hotline 0939 629 809

Giải bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức

11:21:5427/07/2023

Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B, C như sau:...

Bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B, C như sau:

Bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức

a) Hãy cho biết hai điểm A, B biểu diễn những số thập phân nào?

b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05.

Giải bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức:

Theo hình bài ra, đoạn thẳng đơn vị (từ 13 đến 14) được chia làm 2 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn có độ dài bằng đoạn đơn vị cũ.

Chia đoạn có độ dài 0,5 thành 5 đoạn bằng nhau, mỗi đoạn có độ dài bằng

a) Điểm A nằm bên phải điểm 13 và cách điểm 13 một khoảng bằng 4 đoạn 0,1 nên điểm A biểu diễn số:

13 + 4.0,1 = 13,4.

Điểm B nằm bên phải điểm 14 và cách điểm 14 một khoảng bằng 2 đoạn 0,1 nên điểm B biểu diễn số:

14 + 2.0,1 = 14,2.

b) Giả sử điểm D là điểm nằm bên phải điểm 14 và cách điểm 14 một khoảng bằng 6 đoạn 0,1 (như hình vẽ) nên điểm D biểu diễn số:

14 + 6 . 0,1 = 14,6.Giải câu b bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức

Từ hình trên, ta thấy điểm C nằm sau điểm 14 (nằm bên phải điểm 14) và nằm trước điểm D (nằm bên trái điểm D) với khoảng cách rất nhỏ.

Vì vậy ta làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05 (làm tròn đến hàng phần mười) sẽ có kết quả xấp xỉ số thập phân biểu diễn bởi điểm D là 14,6.

⇒ Số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05 là 14,6.

Hy vọng với lời giải bài 2.22 trang 36 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem giải bài tập Toán 7 tập 1 SGK Kết nối tri thức cùng chuyên mục

> Bài 2.19 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Cho bốn phân số ... Phân số nào trong những phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?...

> Bài 2.20 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: a) Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì):...

> Bài 2.21 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Viết 5/9 và 5/99 dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

> Bài 2.22 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B, C như sau:...

> Bài 2.23 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Thay dấu "?" bằng chữ số thích hợp. a) –7,02 < –7,[?](1)...

> Bài 2.24 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: So sánh: a) 12,26 và 12,(24);...

> Bài 2.25 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Tính:..

> Bài 2.26 trang 38 Toán 7 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Tính:..

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan