Cho các mệnh đề sau: P: "Giá trị tuyệt đối của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng chính nó";...
Bài 6 trang 15 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo: Cho các mệnh đề sau:
P: "Giá trị tuyệt đối của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng chính nó";
Q: "Có số tự nhiên sao cho bình phương của nó bằng 10";
R: "Có số thực x sao cho x2 + 2x – 1 = 0".
a) Xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề trên.
b) Sử dụng kí hiệu ∀, ∃ để viết lại các mệnh đề đã cho.
Giải bài 6 trang 15 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo:
a) Xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề
+) Xét mệnh đề P: “Giá trị tuyệt đối của mọi số thực đều lớn hơn hoặc bằng chính nó”:
Lấy số thực x bất kì, ta có:
Nếu x ≥ 0 thì |x| = x;
Nếu x < 0 thì |x| = - x. Do đó |x| > x.
⇒ với mọi x ∈ ℝ thì |x| ≥ x.
Vậy mệnh đề P đúng.
+) Xét mệnh đề Q: "Có số tự nhiên sao cho bình phương của nó bằng 10":
Giả sử n là số tự nhiên thỏa mãn n2 = 10.
Xét:
Tuy nhiên:
Do đó không tồn tại số tự nhiên n thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Vậy mệnh đề Q sai.
+) Xét mệnh đề R: "Có số thực x sao cho x2 + 2x – 1 = 0".
Xét phương trình x2 + 2x – 1 = 0, có:
∆’ = 12 – 1.(-1) = 2 > 0
Khi đó phương trình có hai nghiệm:
Hai nghiệm này đều là các số thực.
Do đó tồn tại các số thực thỏa mãn x2 + 2x – 1 = 0.
Vậy mệnh đề R đúng.
b) Sử dụng kí hiệu ∀, ∃ để viết lại các mệnh đề
Các mệnh đề được phát biểu như sau:
P: "∀x ∈ R, |x| ≥ x"
Q: "∃a ∈ N, "
R: "∃x ∈ R, x2 + 2x + 1 = 0"
Hy vọng với lời giải bài 6 trang 15 SGK Toán 10 tập 1 Sách Chân trời Sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục