Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau:
Bài 2 trang 24 Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều: Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau:
a) x + 2y < 3;
b) 3x – 4y ≥ – 3;
c) y ≥ – 2x + 4;
d) y < 1 – 2x.
Giải bài 2 trang 24 Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều:
a) x + 2y < 3
• Vẽ đường thẳng d: x + 2y = 3.
• Lấy điểm O(0; 0), thay vào BPT ta được: 0 + 2.0 = 0 < 3.
Vậy điểm O nằm trong miền nghiệm của BPT
Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + 2y < 3 là nửa mặt phẳng không bị gạch ở hình trên chứa điểm O(0; 0) không kể đường thẳng d.
b) 3x – 4y ≥ – 3
• Vẽ đường thẳng d: 3x – 4y = – 3.
• Lấy điểm O(0; 0) thay vào BPT ta được: 3 . 0 – 4 . 0 = 0 > – 3.
Vậy điểm O nằm trong miền nghiệm của BPT
Vậy miền nghiệm của bất phương trình 3x – 4y ≥ – 3 là nửa mặt phẳng không bị gạch ở hình trên chứa điểm O(0; 0) kể cả đường thẳng d.
c) y ≥ –2x + 4 ⇔ 2x + y ≥ 4
• Vẽ đường thẳng d: 2x + y = 4.
• Lấy điểm O(0; 0) thay vào BPT ta được: 2 . 0 + 0 = 0 < 4.
Vậy điểm O nằm ngoài miền nghiệm của BPT
Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x + y ≥ 4 hay chính là y ≥ – 2x + 4 là nửa mặt phẳng không bị gạch ở hình trên kể cả đường thẳng d.
d) y < 1 – 2x ⇔ 2x + y < 1
• Vẽ đường thẳng d: 2x + y = 1.
• Lấy O(0; 0) thay vào BPT ta được: 2 . 0 + 0 = 0 < 1.
Vậy điểm O nằm trong miền nghiệm của BPT
Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x + y < 1 hay chính là y < 1 – 2x là nửa mặt phẳng không bị gạch ở hình trên chứa điểm O(0; 0) không kể đường thẳng d.
Hy vọng với lời giải bài 2 trang 24 SGK Toán 10 tập 1 Cánh Diều ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều cùng chuyên mục