Lập bảng xét dấu của mỗi tam thức bậc hai sau:...
Bài 6 trang 61 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Lập bảng xét dấu của mỗi tam thức bậc hai sau:
a) f(x) = –3x2 + 4x – 1;
b) f(x) = x2 – x – 12;
c) f(x) = 16x2 + 24x + 9.
Giải bài 6 trang 61 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều:
a) f(x) = –3x2 + 4x – 1
Tam thức bậc hai f(x) = – 3x2 + 4x – 1 có hệ số a = – 3 < 0, b = 4, c = – 1 và ∆ = 42 – 4 . (– 3) . (– 1) = 4 > 0.
Vì vậy tam thức f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = 1/3 và x2 = 1.
Sử dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai, ta lập được bảng xét dấu như sau:
b) f(x) = x2 – x – 12
Tam thức bậc hai f(x) = x2 – x – 12 có hệ số a = 1 > 0, b = – 1, c = – 12 và ∆ = (– 1)2 – 4 . 1 . (– 12) = 49 > 0.
Vì vậy, tam thức f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = – 3 và x2 = 4.
Sử dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai, ta lập được bảng xét dấu sau:
c) f(x) = 16x2 + 24x + 9
Tam thức bậc hai f(x) = 16x2 + 24x + 9 có hệ số a = 16 > 0, b = 24, c = 9, ∆ = 242 – 4 . 16 . 9 = 0.
Vì vậy, tam thức bậc hai có nghiệm kép x = –3/4
Sử dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai, ta có bảng xét dấu sau:
Hy vọng với lời giải bài 6 trang 61 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 10 tập 1 SGK Cánh Diều cùng chuyên mục
> Bài 1 trang 60 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:...
> Bài 5 trang 61 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau: a) y = x2 – 3x – 4...
> Bài 7 trang 61 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Giải các bất phương trình sau: a) 2x2 + 3x + 1 ≥ 0;...
> Bài 8 trang 61 Toán 10 Tập 1 SGK Cánh Diều: Giải các phương trình sau:...