Hướng dẫn Giải bài 9.9 trang 86 Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 SGK chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 tốt hơn, giỏi hơn.
Bài 9.9 trang 86 Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức:
Gieo liên tiếp một con xúc xắc cân đối và một đồng xu cân đối.
a) Vẽ sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu.
b) Tính xác suất của các biến cố sau:
F: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
G: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5”.
Giải bài 9.9 trang 86 Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức:
a) Đồng xu và con xúc xắc cân đối nên các kết quả xảy ra có thể đồng khả năng.
Gieo một con xúc xắc, các kết quả có thể xảy ra là 1, 2, 3, 4, 5, 6 chấm.
Gieo một đồng xu, các kết quả có thể xảy ra là xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa.
Kí hiệu S là mặt sấp, N là mặt ngửa.
Sơ đồ hình cây mô tả các phần tử của không gian mẫu là:
Các kết quả có thể là: S1; S2; S3; S4; S5; S6; N1; N2; N3; N4; N5; N6.
Nên có: Ω = {S1; S2; S3; S4; S5; S6; N1; N2; N3; N4; N5; N6}.
Vậy n(Ω) = 12.
b) Tính xác suất của các biến cố
• Biến cố F: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa”.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố F là: N1; N2; N3; N4; N5; N6.
Nên có, F = {N1; N2; N3; N4; N5; N6}.
⇒ n(F) = 6.
Vậy
• Biến cố G: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5”.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố G là: S1; S2; S3; S4; S5; S6; N5.
Nên có, G = {S1; S2; S3; S4; S5; S6; N5}.
⇒ n(G) = 7.
Vậy
Với nội dung Giải bài 9.9 trang 86 Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức