Hotline 0939 629 809

Giải bài 41 trang 128 SGK Toán 9 tập 1

16:07:2323/10/2023

Hướng dẫn giải bài 41 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1 cực hay, chi tiết dễ hiểu nhất để các em học sinh tham khảo

Bài 41 trang 128 SGK Toán 9 tập 1:

Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H.

Gọi E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Gọi (I), (K) theo thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp tam giác HBE, HCF.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của các đường tròn: (I) và (O), (K) và (O), (I) và (K).

b) Tứ giác AEHF là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh đẳng thức AE.AB = AF.AC

d) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

e) Xác định vị trí của điểm H để EF có độ dài lớn nhất.

Giải bài 41 trang 128 SGK Toán 9 tập 1:

Ta có hình minh hoạ như sau:

Giải bài 41 trang 128 SGK Toán 9 tập 1

a) Vị trí tương đối của các đường tròn: (I) và (O), (K) và (O), (I) và (K).

Ta có:

OI = OB – IB nên (I) tiếp xúc trong với (O)

OK = OC – KC nên (K) tiếp xúc trong với (O)

IK = IH + KH nên (I) tiếp xúc ngoài với (K)

b) Tứ giác AEHF là hình gì? Vì sao?

Theo bài ra, ta có:

HE ⊥ AB tại E 

HK ⊥ AC tại F

Mà  (do A thuộc đường tròn đường kính BC)

Xét tứ giác AEHF có:

Nên tứ giác AEHF là hình chữ nhật.

c) Chứng minh đẳng thức AE.AB = AF.AC

Xét ΔABH vuông tại H có HE là đường cao

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

AH2 = AE. AB  (*)

Xét ΔACH vuông tại H có HF là đường cao

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

AH2 = AF. AC (**)

Từ (*) và (**) suy ra: AE. AB = AF. AC (vì cùng bằng AH2)

d) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

Gọi M là giao điểm của AH và EF, ta có: ME = MF = MH = MA (do AEHF là hình chữ nhật)

Xét ΔMEI và ΔMHI có:

ME = MH

IE = IH (cùng bằng bán kính đường tròn (I))

MI chung

⇒ ΔMEI = ΔMHI (c-c-c)

Mà AD vuông góc với BC tại H nên: 

⇒ ME ⊥ EI tại E

Mà IE là bán kính đường tròn (I)

Do đó, ME hay EF là tiếp tuyến của đường tròn (I)

• Mặt khác: Xét ΔMFH có:

MF = MH (chứng minh trên)

⇒ ΔMFH cân tại M

 (hai góc ở đáy) (*)

• Xét ΔKFH có:

KF = KH (cùng bằng bán kính đường tròn (K))

⇒ ΔKFH cân tại K

 (hai góc ở đáy) (**)

Từ (*) và (**) ta có:

 (do AH ⊥ BC tại H)

⇒ MF ⊥ FK tại F

Mà KF là bán kính đường tròn (K) nên MF hay EF là tiếp tuyến của đường tròn (K)

Vậy EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

e) Xác định vị trí của điểm H để EF có độ dài lớn nhất.

Ta có thể giải theo 1 trong 2 cách sau:

* Cách giải 1:

Vì AEHF là hình chữ nhật nên ta có: EF = AH

Mà dây cung luôn nhỏ hơn hoặc bằng đường kính nên nửa dây cung luôn nhỏ hơn hoặc bằng bán kính nên ta có: AH ≤ AO.

Do đó, EF ≤ AO = R (với  R là bán kính của đường tròn (O) luôn không đổi)

Dấu bằng xảy ra khi H trùng với O

Vậy khi dây AD vuông góc với BC tại O thì EF có độ dài lớn nhất.

* Cách giải 2:

Ta có: EF = AH = AD/2

Nên EF lớn nhất khi AD lớn nhất.

Khi đó, dây AD là đường kính.

Vậy khi dây AD vuông góc với BC tại O thì EF có độ dài lớn nhất.

Với nội dung bài 41 trang 128 SGK Toán 9 tập 1 cùng cách giải bài 41 trang 128 Toán 9 Tập 1 chi tiết, dễ hiểu. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập SGK Toán 9 tập 1. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 9 Tập 1 cùng chuyên mục

> Bài 41 trang 128 SGK Toán 9 tập 1: Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H. Gọi E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc...

> Bài 42 trang 128 SGK Toán 9 tập 1: Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài, B ∈ (O), C ∈ (O'). Tiếp tuyến chung...

> Bài 43 trang 128 SGK Toán 9 tập 1: Cho hai đường tròn (O; R) và (O'; r) cắt nhau tại A và B (R > r). Gọi I là trung điểm của OO'. Kẻ đường thẳng vuông góc...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan