Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình ...
Bài 2.14 trang 32 Toán 10 Tập 1 SGK Kết nối tri thức: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ.
Từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F(x; y) = –x – y với (x; y) thỏa mãn hệ trên.
Giải bài 2.14 trang 32 Toán 10 Tập 1 SGK Kết nối tri thức:
+ Xác định miền nghiệm D1 của bất phương trình y – 2x ≤ 2 được xác định như sau:
- Vẽ đường thẳng d1 : –2x + y = 2.
- Ta lấy gốc tọa độ O(0;0) thay vào d1 được: -2.0 + 0 = 0 < 2. Nên điểm O nằm trong miền nghiệm của bất phương trình.
Nên miền nghiệm D1 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d (bao gồm cả d1) chứa gốc tọa độ.
+ Miền nghiệm D2 của bất phương trình y ≤ 4 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d2: y = 4 chứa gốc tọa độ.
+ Miền nghiệm D3 của bất phương trình x ≤ 5 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d3: x = 5 chứa gốc tọa độ.
+ Xác định miền nghiệm D4 của bất phương trình x + y ≥ –1 được xác định như sau:
- Vẽ đường thẳng d4 : x + y = –1.
- Ta lấy gốc tọa độ O(0;0) thay vào d4 được: 0 + 0 = 0 > –1. Nên điểm O nằm trong miền nghiệm của bất phương trình.
Nên miền nghiệm D4 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d4 (bao gồm cả d4) chứa gốc tọa độ.
Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác ABCD với tọa độ các điểm là: A(–1; 0), B(1; 4), C(5; 4), D(5; –6) như hình trên.
Tính giá trị biểu thức F(x; y) = –x – y tại các điểm A, B, C, D
F(–1; 0) = –(–1) – 0 = 1;
F(1; 4) = –1 – 4 = –5;
F(5; 4) = –5 – 4 = –9;
F(5; –6) = –5 – (–6) = 1.
Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức F = 1 tại (x; y) = (–1;0) hoặc (x;y) = (5; –6)
Và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F = –9 tại (x; y) = (5;4)
Hy vọng với lời giải bài 2.14 trang 32 Toán 10 Tập 1 SGK Kết nối tri thức ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức cùng chuyên mục