Cách tìm Hệ số góc của đường thẳng, Công thức tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox, bài tập vận dụng - Toán 9 chuyên đề

18:33:3429/07/2022

Tính góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục hoành Ox, hay tìm hệ số góc của đường thẳng là những dạng toán liên quan mật thiết với nhau.

Vậy cách tính hay xác định hệ số góc của đường thẳng như thế nào? công thức tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, đồng thời làm một số dạng bài tập vận dụng để hiểu rõ hơn nhé.

» Đừng bỏ lỡ: Các dạng bài tập đồ thị hàm số 9 cực hay

Các em hãy truy cập  hoặc vào trang google tìm kiếm "tiêu đề bài viết" + "tên site " để xem đầy đủ, chính xác và ủng hộ bài viết gốc của trang nhé. Vì hiện nay một số trang tự động sao chép lại, trình bày xấu, rất dễ thiếu sót làm các em khó hiểu.

I. Góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox

Gọi A là giao điểm của đường thẳng y = ax + b với trục Ox và T là một điểm thuộc đường thẳng, nằm phía trên trục Ox.

Khi đó góc  được gọi là góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox.

hayhochoi vn

II. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)

+) Khi a>0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn và nếu aa càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 900.

+) Khi a<0, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù và nếu |a| càng bé thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 1800.

→ Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox phụ thuộc vào a.

→ Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.

* Lưu ý:

+) Khi a>0, ta có tanα = a.

+) Khi a<0, ta có tan(1800 - α)= -a.

Từ đó tìm được số đo của góc 1800 - α rồi suy ra số đo của góc α.

+) Các đường thẳng có cùng hệ số a (với a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.Hệ số góc cùa đường thẳng

III. Các dạng bài tập xác định hệ số góc của đường thẳng, tính góc giữa đường thẳng và trục Ox.

° Dạng 1: Xác định hệ số góc của đường thẳng

* Phương pháp:

Đường thẳng (d) có phương trình y = ax + b (a≠0) có a là hệ số góc.

* Ví dụ: Hệ số góc của đường thẳng y = -5x + 3 là a = -5.

* Bài tập 1: Cho hàm số bậc nhất: y = ax - 5. Tìm hệ số góc a biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm M(3;4)

* Lời giải:

Đồ thị hàm số đã cho đi qua điểm M(3;4) khi và chỉ khi tọa độ của M thỏa mãn phương trình đồ thị, tức là:

 4= a.3 - 5 ⇔ 3a = 9 ⇔ a = 3

Vậy a = 3 là hệ số góc cần tìm.

Khi đó hàm số có dạng: y = 3x - 5.

* Bài tập 2: Cho hàm số bậc nhất y = ax - 2 (*). Hãy xác định hệ số góc a của (*) biết (*) cắt đường thẳng y = 2x + 1 tại điểm có hoành độ bằng 2.

* Lời giải:

- Ta xét phương trình tương giao: ax - 2 = 2x + 1

Đồ thị hàm số (*) cắt đường thẳng y = 2x + 1 tại điểm x = 2 khi và chỉ khi x = 2 là nghiệm của phương trình tương giao, tức là: a.2 - 2 = 2.2 + 1 ⇔ a = 7/2.

Khi đó hàm số (*) có dạng: 

* Bài tập 3: Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4 (*). Hãy xác định hệ số góc a của (*) biết (*) cắt đường thẳng y = -3x - 1 tại điểm có tung độ bằng -2.

* Lời giải:

- Đồ thị hàm số (*) cắt đường thẳng y = -3x - 1 tại điểm có tung độ băng - 2 khi và chỉ khi hệ điều kiện sau được thỏa mãn:

 

Khi đó hàm số (*) có dạng: y = 6x - 4.

* Bài tập 4: Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và

a) Đi qua điểm M(1;2)

b) Đi qua điểm N(-2;1)

° Dạng 2: Tính góc tạo bởi đường thẳng  và trục Ox.

* Phương pháp:

Gọi α là góc tạo bởi đường thẳng và tia Ox Ta có: a = tanα

* Ví dụ: Góc tạo bởi trục Ox và đường thẳng (d):   là α;

Khi đó: 

* Bài tập 1: Tính góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 với trục Ox (làm tròn đến phút)

* Lời giải:

Đồ thị hàm số y = - 2x + 3 trên hệ trục Oxy như sau:Góc tạo bởi đường thẳng và trục OxGọi α là góc tạo bởi đường thẳng y = -2x + 3 với Ox thì:

Vì OA, OB lần lượt là cạnh đối và cạnh kề của góc ABO trong tam giác AOB vuông tại O nên:

 

Do đó: 

* Bài tập 2: Tính góc tạo bởi đường thẳng y=x+5 và trục Ox

* Lời giải:

+) Cách giải 1:

Theo bài ra, ta có: a=1

- Gọi α là góc tạo bởi đường thẳng y=x+5 với trục Ox: tanα=1

⇒ α = 450

+) Cách giải 2:

Với x = 0 thì y = 5 suy ra đồ thi đi qua điểm A(0;5)

Với y = 0 thì x = -5 suy ra đồ thi đi qua điểm B(-5;0)

- Góc tạo bởi đường thẳng y=x+5 với trục Ox là: 

 Ta có:

⇒ α = 450

* Bài tập 3: Tính góc tạo bởi đường thẳng y=2x+4 và trục Ox

* Bài tập 4: Tính góc tạo bởi đường thẳng y=-x+1 và trục Ox

* Bài tập 5: Tính góc tạo bởi đường thẳng y=x-3 và trục Ox

* Bài tập 6: Tính góc tạo bởi đường thẳng y=2x+3 và trục Ox

° Dạng 3. Viết phương trình đường thẳng hoặc tìm tham số m khi biết hệ số góc

* Phương pháp:

Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là y = ax + b (a≠0).

Dựa vào lý thuyết về hệ số góc để tìm a. Từ đó, sử dụng dữ kiện còn lại của đề bài để tìm b (hay m).

» xem tại: Viết phương đường thẳng đi qua 2 điểm

Hy vọng với bài viết về Cách tìm Hệ số góc của đường thẳng, Công thức tính góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox, bài tập vận dụng ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại phần bình luận dưới bài viết để Hay-Học-Hỏi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan