Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3...
Bài 5 trang 141 SGK Hóa 12: Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2.
Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Giải bài 5 trang 141 SGK Hóa 12:
- Gọi hóa trị của M là n
- Gọi Gọi số mol của M là x thì số mol của Fe sẽ là 3x.
- Các phương trình hoá học của phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (1)
3x 3x
2M + 2nHCl → 2MCln + nH2↑ (2)
x nx/2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 (3)
3.x (9/2)x
2M + nCl2 → 2MCln (4)
x (n/2)x
- Theo bài ra, số mol H2 là: nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)
mà theo PTPƯ (1) và (2) thì: nH2 = 3x + 0,5nx = 0,4 (*)
- Theo bài ra, số mol Cl2 là: nCl2 = 12,32/22,4 = 0,55 (mol)
mà theo PTPƯ (3) và (4) thì: nCl2 = 4,5x + 0,5nx = 0,55 (**)
Từ (*) và (**) ⇒ x = 0,1 và n = 2
⇒ mFe = 3.0,1.56 = 16,8 (g).
⇒ mM = 19,2 - 16,8 = 2,4 (g).
⇒ MM = 2,4/0,1 = 24 (g/mol).
⇒ Vậy kim loại là Mg.
%mFe = (16,8/19,2).100% = 87,5%.
%mMg = 100% - 87,5% = 12,5%
Hy vọng với lời giải bài 5 trang 141 SGK Hoá 12 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Hoá 12 cùng chuyên mục
> Bài 1 trang 141 SGK Hóa 12: Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?...
> Bài 2 trang 141 SGK Hóa 12: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+?...