Lý thuyết Hóa 12 bài 24: Nguyên tố nhóm IA, sách Kết nối tri thức, giúp các em biết Đặc điểm, tính chất vật lí, tính chất hóa học đơn chất và hợp chất nhóm IA?
Vậy Nguyên tố nhóm IA là gì? Đặc điểm, tính chất vật lí, tính chất hóa học đơn chất và hợp chất nhóm IA ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.
- Nguyên tố nhóm IA là các nguyên tố s, chỉ có 1 electron hoá trị ở phân lớp ns1 và đứng đầu mỗi chu kỳ tương ứng. Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn EoM+/M rất nhỏ nên dễ tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử. Vì vậy, trong các phản ứng hoá học, chúng dễ nhường 1 electron, thể hiện tính khử mạnh:
M → M+ + 1e
- Trong hợp chất, các nguyên tố kim loại nhóm IA chỉ thể hiện số oxi hoá +1.
Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại ở dạng hợp chất (chủ yếu là dạng muối). Sodium và potassium là hai nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất, có nhiều trong nước biển, muối mỏ, quặng halite (NaCl), quặng sylvinite (NaCl, KCl).
- Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs.
- Các kim loại nhóm IA đều dễ nóng chảy và có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại nhóm khác.
Các kim loại nhóm IA có khối lượng riêng nhỏ (đều là các kim loại nhẹ) do có bán kính nguyên tử lớn và cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít.
Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo).
- Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động hoá học mạnh, có tính khử mạnh và tính khử tăng dần từ Li đến Cs.
- Các kim loại kiềm đều có thế điện cực chuẩn rất âm, do đó chúng đều phản ứng với nước ở điều kiện thường với mức độ tăng dần từ Li đến Cs.
Các kim loại nhóm IA được bảo quản trong dầu hoả, trong chân không hoặc trong khí hiếm
Ví dụ: Na, K thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hoả khan, Rb, Cs thường được bảo quản trong các ống thuỷ tinh hàn kín.
- Các hợp chất của kim loại kiềm thường dễ tan trong nước và tạo thành dung dịch chất điện li mạnh.
- Ở nhiệt độ thường, các ion kim loại nhóm IA đều không có màu. Tuy nhiên, đốt nóng kim loại kiềm hoặc hợp chất của chúng trên ngọn lửa không màu làm ngọn lửa có màu đặc trưng. Do vậy, có thể nhận biết hợp chất của kim loại nhóm IA bằng màu ngọn lửa.
- Ứng dụng:
- Quá trình điện phân dung dịch NaCl: Trong công nghiệp chlorine - kiềm, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn điện cực được ứng dụng để sản xuất xút công nghiệp (NaOH), khí chlorine (Cl2). Điện phân dung dịch NaCl bão hoà không có màng ngăn điệc cực được ứng dụng để sản xuất nước Javel (chứa NaClO).
* Ứng dụng:
- Sodium hydrocarbonate (baking soda).
+ Trong y học, NaHCO3 được sử dụng để điều trị triệu chứng dư acid ở dạ dày. Vai trò của NaHCO3 là làm giảm nồng độ cation H+ theo phươn trình hóa học:
HCO3-(aq) + H+(aq) → H2O(l) + CO2(g) (*)
+ Trong điều trị bệnh, sodium hydrogencarbonate còn được gọi là sodium bicarbonate, được sử dụng ở dạng viên uống hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch.
+ Trong sản xuất và đời sống, baking soda có một số ứng dụng như: Điều chỉnh vị chua của nước giải khát theo phản ứng (*); Làm tăng độ xốp của bánh, làm mềm thực phẩm.
- Sodium carbonate:
* Sản xuất:
- Trong công nghiệp, sodium hydrogencarbonate (baking soda) và sodium carbonate (soda) được sản xuất bằng phương pháp Solvay từ nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước.
- Quá trình Solvay sản xuất soda gồm hai giai đoạn chính:
+ Giai đoạn tạo NaHCO3:
NaCl + NH3 + CO2 + H2O ⇌ NaHCO3 + NH4Cl
Khi làm lạnh, NaHCO3 kết tinh và được lọc, tách ra khỏi hệ phản ứng.
+ Giai đoạn tạo Na2CO3:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
Với nội dung bài viết về: Nguyên tố nhóm IA: Đặc điểm, tính chất vật lí, tính chất hóa học đơn chất và hợp chất nhóm IA? Hóa 12 bài 24 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 KNTT. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Kết nối tri thức
Lý thuyết Bài 24: Nguyên tố nhóm IA
Lý thuyết Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA
Lý thuyết Bài 26: Ôn tập chương 7
Lý thuyết Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất
Lý thuyết Bài 28: Sơ lược về phức chất
Lý thuyết Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất