Khái niệm phức chất? dạng hình học của phức chất và liên kết trong phức chất? Hóa 12 bài 28 KNTT

11:10:1218/10/2024

Lý thuyết Hóa 12 bài 28: Sơ lược về phức chất, sách Kết nối tri thức, giúp các em biết Khái niệm phức chất? dạng hình học của phức chất và liên kết trong phức chất?

Vậy  Khái niệm phức chất là gì? dạng hình học của phức chất như nào? liên kết trong phức chất ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Một số khái niệm cơ bản về phức chất

- Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (thường được kí hiệu là M) và các phối tử (thường được kí hiệu là L).

Trong đó:

+ Nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại liên kết với các phối tử. + Phối tử là anion hoặc phân tử.

+ Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.

+ Trong công thức phức chất, nguyên tử trung tâm M và các phối tử L thường được đặt trong móc vuông.

Ví dụ 1: Phức chất [Co(NH3)6]3+ có điện tích là +3, nguyên tử trung tâm là Co3+ và phối tử là NH3.

Ví dụ 2: Phức chất [Zn(OH)4]2- có điện tích là -2, nguyên tử trung tâm là Zn2+ và phối tử là OH-.

Chú ý:

+ Trong công thức của phức chất, cầu nội được đặt trong móc vuông. Cầu nội của phức chất gồm nguyên tử trung tâm M và các phối tử L. Khi cầu nội mang điện tích, phức chất thường chứa ion cầu ngoại, các ion này trung hòa điện tích với ion cầu nội

Ví dụ:Công thức phức chất

+ Trong nhiều trường hợp, người ta chỉ quan tâm đến cầu nội do nó quyết định tính chất của phức chất.

Ví dụ: Trong dung dịch thuốc thử Tollens, phức [Ag(NH3)2]OH phân li như sau:

[Ag(NH3)2]OH → [Ag(NH3)2]+ + OH-

Cation cầu nội →[Ag(NH3)2]+ quyết định tính chất của thuốc thử Tollens.

II. Một số dạng hình học của phức chất

Trong phức chất [MLn] (điện tích đã dược lược bỏ), các phối tử L sắp xếp một cách xác định xung quanh nguyên tử trung tâm M tạo ra các dạng hình học khác nhau, phổ biến là dạng tứ diện, vuông phẳng và bát diện.

Một số dạng hình học của phức chất

Chú ý:

Nét màu xanh nối các phối tử L trong phức chất để chỉ rõ dạng hình học của phức chất, nét màu trắng chỉ liên kết giữa M và L.

III. Liên kết trong phức chất

1. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử

- Liên kết hóa học giữa nguyên tử trung tâm M và phối tử L trong phức chất là liên kết cho – nhận, được hình thành nhờ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử vào orbital trống của nguyên tử trung tâm.

- Ví dụ:

+ Liên kết trong phức chất [Co(OH)4]2- được hình thành do phối tử OH- cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Co3+.

+ Liên kết trong phức chất [Zn(NH3)6]3+ được hình thành do phối tử NH3 cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Zn2+.

2. Sự hình thành phức chất aqua của một số ion kim loại chuyển tiếp

Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp Mn+ thường nhận cặp electron chưa liên kết của H2O tạo thành liên kết cộng hóa trị kiểu cho- nhận, hình thành phức chất aqua. Hầu hết các phức chất aqua có dạng hình học bát diện ([M(H2O)6]n+).

Với nội dung bài viết về: Khái niệm phức chất? dạng hình học của phức chất và liên kết trong phức chất? Hóa 12 bài 28 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 12 KNTT. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Hóa 12 Kết nối tri thức

Lý thuyết Bài 24: Nguyên tố nhóm IA

Lý thuyết Bài 25: Nguyên tố nhóm IIA

Lý thuyết Bài 26: Ôn tập chương 7

Lý thuyết Bài 27: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Lý thuyết Bài 28: Sơ lược về phức chất

Lý thuyết Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất

Lý thuyết Bài 30: Ôn tập chương 8

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan