Hướng dẫn Giải Toán 9 trang 8 tập 1 Kết nối tri thức SGK chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo và vận dụng giải Toán 9 tốt hơn.
* Luyện tập 2 - Toán 9 trang 8Tập 1 Kết nối tri thức:
Viết nghiệm và biểu diễn hình học của tất cả các nghiệm của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn sau:
a) 2x – 3y = 5
b) 0x + y = 3
c) x + 0y = –2
* Giải Luyện tập 2 - Toán 9 trang 8 Tập 1 Kết nối tri thức:
a) Xét phương trình: 2x – 3y = 5 (1)
Ta viết (1) dưới dạng y = 2x/3 – 5/3
Mỗi cặp số (x; 2x/3 – 5/3) với x ∈ R tuỳ ý, là một nghiệm của (1).
Khi đó ta nói phương trình (1) có nghiệm tổng quát là:
(x; 2x/3 – 5/3) với x ∈ R tuỳ ý
Mỗi nghiệm này là toạ độ của một điểm thuộc đường thẳng y = 2x/3 – 5/3.
Ta gọi đường thẳng này là đường thẳng d: 2x – 3y = 5
Để vẽ d, ta chỉ cần xác định hai điểm tuỳ ý của nó, chẳng hạn A(0; –5/3) và B(5/2; 0) và vẽ như sau:
b) Xét phương trình: 0x + y = 3 (2)
Ta viết (2) dưới dạng y = 3
Mỗi cặp số (x; 3) với x ∈ R tuỳ ý, là một nghiệm của (2).
Khi đó ta nói phương trình (2) có nghiệm tổng quát là:
(x; 3) với x ∈ R tuỳ ý
Mỗi nghiệm này là toạ độ của một điểm thuộc đường thẳng y = 3
Ta gọi đường thẳng này là đường thẳng d: 0x + y = 3
Để vẽ d, ta chỉ cần xác định hai điểm tuỳ ý của nó, chẳng hạn A(0; 3) và B(1; 3) và vẽ như sau:
c) Xét phương trình: x + 0y = –2 (3)
Ta viết (2) dưới dạng x = –2
Mỗi cặp số (–2; y) với y ∈ R tuỳ ý, là một nghiệm của (3).
Khi đó ta nói phương trình (3) có nghiệm tổng quát là:
(–2; y) với y ∈ R tuỳ ý
Mỗi nghiệm này là toạ độ của một điểm thuộc đường thẳng x = –2
Ta gọi đường thẳng này là đường thẳng d: x + 0y = –2
Để vẽ d, ta chỉ cần xác định hai điểm tuỳ ý của nó, chẳng hạn A(–2; 0) và B(–2; –1) và vẽ như sau:
Với nội dung Giải toán 9 trang 8 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Toán 9 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.