Hotline 0939 629 809

Tính chất hóa học của Muối Nitrat và Bài tập vận dụng - Hóa 11 bài 9

17:43:0805/07/2021

Các em đã biết tính chất hóa học của axit nitric là thể hiện tính oxi hóa và được ứng dụng phần lớn trong điều chế phân đạm NH4NO3,... ngoài ra còn sử dụng trong sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm,...

Còn Muối nitrat có tính chất hóa học và tính chất vật lý như thế nào? được ứng dụng gì trong đời sống thực tế? chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài viết này.

> Tính chất hóa học của axit nitric HNO3 - Hóa 11 bài 9

I. Tính chất vật lý và hóa học của muối Nitrat

1. Tính chất vật lý của muối Nitrat

- Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh.

2. Tính chất hóa học muối Nitrat

 Phản ứng nhiệt phân: Các muối nitrat kém bền với nhiệt, chúng bị phân hủy khi đun nóng

- Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh đứng trước Mg (kali, natri,...) bị phân hủy thành muối nitrit và oxit

* Ví dụ: 2KNO3   2KNO2   +  O2

- Muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu bị phân hủy thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2

* Ví dụ: 2Cu(NO3)2    2CuO↓ + 4NO2 + O2

- Muối nitrat của kim loại kém hoạt động (Sau Cu) bị phân hủy thành kim loại tương ứng, khí NO2 và O2.

* Ví dụ: 2AgNO  2Ag↓ + 2NO2↑ + O2

hayhochoi dn5

3. Cách nhận biết ion nitrat

- Trong môi trường trung tính, ion NO3- không có tính oxi hóa.

- Trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3.

- Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch, người ta thêm một ít vụn đồng và dung dịch H2SOloãng vào rồi đun nóng nhẹ hỗn hợp.

 Phản ứng tạo thành dung dịch màu xanh, khí NO không màu thoát ra bị oxi của không khí oxi hóa thành khí NO2 màu nâu đỏ.

 3Cu +8H+ + 2NO3-  3Cu2+ + 2NO + 4H2O  (dd màu xanh)

2NO + O2(kk→ 2NO2 (màu nâu đỏ)

- Muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm phân bón hóa học (phân đạm): NH4NO3NaNO3KNO3Ca(NO3)2.

- Kali nitrat còn được sử dụng để chế thuốc nổ đen (thuốc nổ có khói) chứa 75% KNO3, 10% S và 15% C.

chu trình của nito trong tự nhiênchu trình của nitơ trong tự nhiên

 II. Bài tập vận dụng về muối Nitrat

* Bài 1 trang 45 SGK Hoá 11: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hoá trị và số oxi hoá bằng bao nhiêu?

>> Lời giải bài 1 trang 45 SGK Hoá 11

* Bài 2 trang 45 sgk hoá 11: Lập các phương trình hoá học

a) Ag + HNO3, đặc → NO2↑ + ? + ? 

b) Ag + HNO3, loãng → NO↑ + ? + ? 

c) Al + HNO3 → N2O↑ + ? + ? 

d) Zn + HNO3 → NH4NO3↑ + ? + ? 

e) FeO + HNO3 → NO↑ + Fe(NO3)3 + ? 

f) Fe3O4 + HNO3 → NO↑ + Fe(NO3)3 + ? 

>> Lời giải bài 2 trang 45 SGK Hoá 11

* Bài 3 trang 45 SGK Hóa 11: Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.

>> Lời giải bài 3 trang 45 SGK Hoá 11

* Bài 4 trang 45 SGK Hóa 11: a) Trong các phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5     B. 7     C. 9      D. 21

b) Trong phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân thuỷ ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5     B. 7     C. 9     D. 21

>> Lời giải bài 4 trang 45 SGK Hoá 11

* Bài 5 trang 45 sgk hoá 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:

 NO2 → HNO3 → Cu(NO3)→ Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2

>> Lời giải bài 5 trang 45 SGK Hoá 11

* Bài tập 6 trang 45 sgk hoá 11: Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.

>> Lời giải bài 6 trang 45 SGK Hoá 11

* Bài tập 7 trang 45 sgk hoá 11: Để điều chế được 5,000 tấn axit nitric nồng độ 60,0% cần dùng bao nhiêu tấn amoniac? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuất là 3,8%.

>> Lời giải bài 7 trang 45 SGK Hoá 11

Tóm lại với bài viết về tính chất hóa học của muối nitrat các em cần ghi nhớ được các tính chất hóa học của muối này để vận dụng trong việc giải các bài tập về muối nitrat.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục sách giáo khoa Vật lý 11 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục sách giáo khoa Hóa học 11 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan