Tính chất hóa học, tính chất vật lí Carboxylic Acid? Cấu tạo, điều chế và ứng dụng Carboxylic Acid? Hóa 11 bài 24 KNTT

11:41:1224/10/2024

Lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức bài 24: Carboxylic Acid, giúp các em biết Tính chất hóa học tính chất vật lí của Carboxylic Acid, khái niệm, công thức cấu tạo, ứng dụng và điều chế Carboxylic Acid?

Vậy Tính chất hóa học của Carboxylic Acid và tính chất vật lí Carboxylic Acid như nào? khái niệm, danh pháp Carboxylic Acid là gì? Đặc điểm công thức cấu tạo, ứng dụng và điều chế Carboxylic Acid ra sao? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Khái niệm, danh pháp carboxylic acid

1. Khái niệm Carboxylic acid

Carboxylic acid là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm carboxyl (−COOH) liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc – COOH) hoặc nguyên tử hydrogen.

Khái niệm carboxylic acid

Công thức của các carboxylic acid đơn chức thường được viết ở dạng thu gọn là RCOOH.

Ví dụ: CH3COOH, CH2 = CHCOOH, C6H5OH.

2. Danh pháp Carboxylic acid

a) Danh pháp thay thế

Tên theo danh pháp thay thế của carboxylic acid đơn chức:

Tên thay thế carboxylic acid

Chú ý:

- Mạch chính là mạch carbon dài nhất chứa nhóm – COOH và được đánh số bắt đầu từ nhóm – COOH.

- Nếu mạch carbon có nhánh thì cần thêm vị trí và tên nhánh ở phía trước.

b) Tên thông thường

Tên thông thường của carboxylic acid thường xuất phát từ nguồn gốc tìm ra chúng trong tự nhiên.

Tên thay thế và thên thông thường một số carboxylic acid

II. Đặc điểm cấu tạo Carboxylic acid

Nhóm carboxyl gồm có nhóm hydroxyl ( – O – H) liên kết với nhóm carbonyl (>C=O).

Nhóm >C=O là nhóm hút electron nên liên kết O – H trong carboxylic phân cực hơn so với alcohol, phenol. Nhóm – COOH có thể phân li ra H+ nên tính chất hoá học đặc trưng của carboxylic acid là tính acid.

Đặc điểm cấu tạo carboxylic acid

III. Tính chất vật lí Carboxylic acid

Phân tử carboxylic acid chứa nhóm carboxyl phân cực. Các phân tử carboxyl acid liên kết hydrogen với nhau tạo thành dạng dimer (a) hoặc dạng liên phân tử (b):

Tính chất vật lí carboxylic acid

Do vậy, carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương.

Carboxylic acid mạch ngắn là chất lỏng ở nhiệt độ phòng, carboxylic acid dạng dài là chất rắn dạng sáp. Carboxylic acid thường có mùi chua nồng.

Carboxylic acid mạch ngắn tan tốt trong nước. Khi tăng số nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon thì độ tan của carboxylic acid giảm.

IV. Tính chất hoá học Carboxylic acid

1. Tính acid của Carboxylic acid

Trong dung dịch nước, chỉ một phần nhỏ carboxylic acid phân li thành ion, vì vậy carboxylic acid là những acid yếu. Chúng thể hiện đầy đủ tính chất của acid.

Ví dụ:

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

2. Phản ứng ester hoá của Carboxylic acid

Carboxylic acid phản ứng với alcohol tạo thành ester và nước theo phản ứng:

Tính chất hóa học của carboxylic acid

Phản ứng giữa carboxylic acid và alcohol được gọi là phản ứng ester hoá. Phản ứng có đặc điểm là thuận nghịch và thường dùng sulfuric acid đặc làm xúc tác.

Ví dụ:

CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

V. Điều chế Carboxylic acid

1. Phương pháp lên men giấm

Phương pháp lên men được sử dụng từ thời xa xưa để làm giấm. Nguyên liệu thường dùng là các loại rượu như rượu gạo, rượu táo, rượu vang, … Quá trình lên men nhờ vi khuẩn acetobacter (men giấm) chuyển hoá ethanol thành acetic acid bởi oxygen trong không khí.

C2H5OH + O2  CH3COOH + H2O

Trong công nghiệp, người ta cung cấp thêm oxygen để tăng tốc độ lên men.

2. Phương pháp oxi hoá alkane

Các alkane bị oxi hoá cắt mạch tạo thành các acid:

R – CH2 – CH2 – R’  RCOOH + R’COOH

VI. Ứng dụng của Carboxylic acid

Một số ứng dụng của carboxylic acid được thể hiện trong sơ đồ sau:

ứng dụng carboxylic acid

Với nội dung bài viết về: Tính chất hóa học, tính chất vật lí Carboxylic Acid? Cấu tạo, điều chế và ứng dụng Carboxylic Acid?  Hóa 11 bài 24 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem Lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức

Lý thuyết Hóa 11 Bài 20: Alcohol

Lý thuyết Hóa 11 Bài 21: Phenol

Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Ôn tập chương 5

Lý thuyết Hóa 11 Bài 23: Hợp chất carbonyl

Lý thuyết Hóa 11 Bài 25: Ôn tập chương 6

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan