Tính chất hóa học của Nitrogen (N2)? Tính chất vật lí, cấu tạo phân tử và ứng dụng Nitrogen? Hóa 11 bài 4 KNTT

16:02:4110/10/2024

Lý thuyết Hóa 11 bài 4: Nitrogen, sách Kết nối tri thức, giúp các em biết được Tính chất hóa học, tính chất vật lí của Nitrogen (N2)? Trạng thái tự nhiên, Cấu tạo phân tử Nitrogen và ứng dụng.

Vậy Tính chất hóa học của Nitrogen (N2)? Tính chất vật lí của Nitrogen? Cấu tạo nguyên tử, phân tử, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của Nitrogen? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Trạng thái tự nhiên của Nitrogen

Nguyên tố nitrogen tồn tại trong tự nhiên với 2 đồng vị bền là 14N (99,63%) và 15N (0,37%).

+ Trong khí quyển Trái Đất, nitrogen là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm 75,5% khối lượng (hoặc 78,1% thể tích) và tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu.

+ Trong vỏ Trái Đất, nguyên tố nitrogen tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng sodium nitrate (thường gọi là diêm tiêu Chile).

+ Nguyên tố nitrogen có trong tất cả cơ thể người, động vật và thực vật, là thành phần cấu tạo nên nucleic acid, protein, … Trong cơ thể người, nitrogen chiếm khoảng 3% khối lượng, đứng thứ tư sau oxygen, carbon và hydrogen.

II. Cấu tạo nguyên tử, phân tử nitrogen

1. Cấu tạo nguyên tử nitrogen

- Nguyên tố nitrogen ở ô số 7, nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tử nitrogen có độ âm điện lớn (3,04). Nitrogen là phi kim điển hình.

- Nitrogen tạo ra nhiều hợp chất với các số oxi hoá khác nhau từ ̶ 3 đến +5. Các số oxi hoá thường gặp của nitrogen được biểu diễn ở trục số oxi hoá dưới đây:

Cấu tạo nguyên tử nitrogen

2. Cấu tạo phân tử nitrogen

Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử, liên kết với nhau bằng liên kết ba (1 liên kết σ và 2 liên kết π). Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol) và không có cực.

III. Tính chất vật lí của nitrogen

Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, khó hoá lỏng (hoá lỏng ở -196 oC), tan rất ít trong nước (1 lít nước hoà tan được 0,012 lít khí nitrogen). Khí nitrogen không duy trì sự cháy và sự hô hấp.

Tính chất vật lí của nitrogen

Lưu trữ tế bào gốc trong nitrogen lỏng

IV. Tính chất hoá học của Nitrogen

Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ; ở nhiệt độ cao, nitrogen trở lên hoạt động hơn. Nitrogen thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

1. NItrogen tác dụng với hydrogen

Nitrogen phản ứng với hydrogen theo:

Nitrogen tác dụng với hydrogen

Trong phản ứng này, nitrogen thể hiện tính oxi hoá.

Đây là quá trình quan trọng nhất để sản xuất ammonia, thường gọi là quá trình Haber – Bosch, quá trình này được thực hiện ở quy mô công nghiệp từ năm 1913.

Phản ứng tổng hợp ammonia là quá trình trung gian quan trọng để sản xuất nitric acid, thuốc nổ, đạm nitrate, urea, ammophos,…

2. Nitrogen tác dụng với oxygen

- Ở nhiệt độ cao trên 3000oC hoặc có tia lửa điện, nitrogen kết hợp với oxygen, tạo ra nitrogen monoxide (NO) với hiệu suất rất thấp.

Nitrogen tác dụng với Oxygen

Trong phản ứng này, nitrogen đóng vai trò là chất khử.

- Trong tự nhiên, phản ứng này xảy ra trong những cơn mưa giông kèm sấm sét, khởi đầu cho quá trình chuyển hoá từ nitrogen thành nitric acid. Nitric acid tan trong nước mưa và phân li ra ion nitrate là một dạng phân đạm mà cây trồng hấp thụ được để sinh trưởng, phát triển.

Quá trình tạo và cung cấp đạm nitrate cho đất từ nước mưa được biểu diễn theo sơ đồ:

Quá trình tạo và cung cấp đạm Nitrate

- Trong thực tế, phản ứng hoá hợp giữa nitrogen với oxygen thường xảy ra đồng thời với quá trình đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ cao bằng không khí. Các hoạt động giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây phát thải các oxide của nitrogen vào khí quyển.

 

V. Ứng dụng của nitrogen

Một số ứng dụng của nitrogen được thể hiện trong sơ đồ sau:

Ứng dụng của nitrogen

Với nội dung bài viết về: Tính chất hóa học của Nitrogen (N2)? Tính chất vật lí, cấu tạo phân tử và ứng dụng Nitrogen? Hóa 11 bài 4 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem Lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức

Lý thuyết Hóa 11 Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

Lý thuyết Hóa 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Lý thuyết Hóa 11 Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Lý thuyết Hóa 11 Bài 8: Sulfuric acid và muối sulfate

Lý thuyết Hóa 11 Bài 9: Ôn tập chương 2

Lý thuyết Hóa 11 Bài 10: Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan