Lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức bài 22: Ôn tập chương 5, giúp các em hệ thống hóa kiến thức về Dẫn xuất halogen, Alcohol, Phenol.
Dưới đây HayHocHoi cùng các em ôn lại kiến thức về tính chất hóa học của Dẫn xuất halogen, Alcohol, Phenol ở nội dung chương 5 Hóa 11 SGK Kết nối tri thức.
Liên kết C−X phân cực về phía nguyên tử halogen nên phản ứng đặc trưng của dẫn xuất halogen là phản ứng thế nguyên tử halogen. Ngoài ra, dẫn xuất halogen còn tham gia phản ứng tách HX.
Các dẫn xuất halogen có thể tham gia phản ứng với dung dịch kiềm, nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH−, tạo thành alcohol.
Phương trình hóa học chung:
R – X + NaOH R – OH + NaX
(X: Cl, Br, I; X liên kết với nguyên tử carbon no).
Các dẫn xuất monohalogen của alkane có thể bị tách hydrogen halide để tạo thành alkene theo sơ đồ sau:
Phản ứng này xảy ra khi đun nóng dẫn xuất halogen với base mạnh như NaOH, RONa trong dung môi alcohol.
Chú ý:
Phản ứng tách xảy ra theo quy tắc tách Zaitsev: Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử halogen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.
Ví dụ:
Liên kết O – H phân cực nên trong một số phản ứng, nguyên tử hydrogen trong nhóm hydroxy có thể bị thay thế.
Alcohol phản ứng với các kim loại mạnh như sodium, potassium giải phóng khí hydrogen:
2R – OH + 2Na → 2RONa + H2
Khi đun nóng alcohol với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được ether.
Ví dụ:
2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O
C2H5OC2H5: diethyl ether
⇒ Công thức tính số ether tạo thành từ n alcohol khác nhau là
Khi cho hơi alcohol no, đơn chức, mạch hở đi qua bột Al2O3 nung nóng hoặc đun alcohol với H2SO4 đặc, H3PO4 đặc, alcohol bị tách nước tạo thành alkene:
Chú ý:
Phản ứng tách nước của alcohol tạo alkene ưu tiên theo quy tắc tách Zaitsev: Trong phản ứng tách nước của alcohol, nhóm – OH bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.
Ví dụ:
a) Oxi hoá không hoàn toàn
+ Các alcohol bậc I bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành aldehyde. Ví dụ:
CH3CH2OH + CuO CH3CHO + Cu + H2O
Tổng quát:
R – CH2 – OH + CuO R – CHO + Cu + H2O
+ Các alcohol bậc II bị oxi hóa không hoàn toàn tạo thành ketone. Ví dụ:
CH3 - CH(OH) – CH3 + CuO CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O
Tổng quát:
R – CH(OH) – R’ + CuO R – CO – R’ + Cu + H2O
+ Trong điều kiện trên, alcohol bậc III không phản ứng.
b) Phản ứng cháy của alcohol
Các alcohol có thể bị đốt cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide, hơi nước và toả nhiệt:
CnH2n + 2O + O2 nCO2 + (n + 1)H2O
Ví dụ:
C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(g) ΔrHo298 = -1367kJ
Ethanol được sử dụng phổ biến làm nhiên liệu cho đèn cồn, bếp cồn hoặc phối trộn với xăng để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.
Các polyalcohol có các nhóm – OH liền kề như ethylene glycol, glycerol có thể tác dụng với copper(II) hydroxide tạo thành dung dịch màu xanh lam đậm.
Ví dụ:
Vì vậy, phản ứng này có thể dùng để nhận biết các polyalcohol có các nhóm – OH liền kề.
Trong dung dịch nước, phenol phân li theo cân bằng sau:
C6H5OH + H2O C6H5O– + H3O+
Phenol là một acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Phenol có thể phản ứng được với kim loại kiềm, dung dịch base, muối sodium carbonate …
Ví dụ:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + Na2CO3 ⇌ C6H5ONa + NaHCO3
Phenol có thể tham gia phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene. Phản ứng thế ưu tiên vào vị trí 2, 4 và 6 (ortho và para).
a) Phản ứng bromine hoá
Phenol phản ứng với nước bromine tạo sản phẩm thế 2,4,6 – tribromophenol ở dạng kết tủa màu trắng:
Do ảnh hưởng của nhóm – OH, phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene.
b) Phản ứng nitro hoá
Phenol phản ứng với dung dịch nitric acid đặc trong dung dịch sulfuric acid đặc tạo thành sản phẩm 2,4,6 – trinitrophenol (picric acid):
Với nội dung bài viết: Ôn tập chương 5: Dẫn xuất halogen, Alcohol, Phenol? Hóa 11 bài 22 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem Lý thuyết Hóa 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hóa 11 Bài 20: Alcohol
Lý thuyết Hóa 11 Bài 22: Ôn tập chương 5