Cho lá Fe kim loại vào: a) Dung dịch H2SO4 loãng...
Bài 5 trang 95 SGK Hóa 12: Cho lá Fe kim loại vào:
a) Dung dịch H2SO4 loãng
b) Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
Giải bài 5 trang 95 SGK Hóa 12:
a) Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, sẽ có phản ứng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Khi đó xuất hiện bọt khí không màu thoát ra (khí hidro) và bọt khí này bám trên bề mặt thanh sắt làm giảm diện tích tiếp xúc của thanh sắt với dd H2SO4 do đó khí thoát ra giảm dần và cho ngừng hẳn.
b) Cho một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 có phản ứng
CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu↓đỏ gạch
- Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe-Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch điện li H2SO4 loãng.
- Tính khử: Fe > Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương
- Tại cực âm, Fe bị ăn mòn: Fe → Fe2+ + 2e
- Tại cực dương, ion H+ của H2SO4 nhận e: 2H+ + 2e → H2
- Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SO4 nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.
Hy vọng với lời giải bài 5 trang 95 SGK Hoá 12 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Hoá 12 cùng chuyên mục
> Bài 2 trang 95 SGK Hóa 12: Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
> Bài 3 trang 95 SGK Hóa 12: Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
> Bài 4 trang 95 SGK Hóa 12: Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ?...
> Bài 5 trang 95 SGK Hóa 12: Cho lá Fe kim loại vào: a) Dung dịch H2SO4 loãng...