Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
Bài 2 trang 95 SGK Hóa 12: Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
Giải bài 2 trang 95 SGK Hóa 12:
• Ví dụ về sự ăn mòn gang với cơ chế ăn mòn điện hóa học:
- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang (thành phần có Fe và C) luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li.
- Tinh thế Fe (cực âm), tinh thể C là cực dương.
- Tại cực dương: O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđrôxit
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
- Tại cực âm: Sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+
Fe → Fe2+ + 2e
- Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi và tiếp tục bị oxi hóa thành Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O.
Hy vọng với lời giải bài 2 trang 95 SGK Hoá 12 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Hoá 12 cùng chuyên mục
> Bài 2 trang 95 SGK Hóa 12: Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
> Bài 3 trang 95 SGK Hóa 12: Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?
> Bài 4 trang 95 SGK Hóa 12: Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ?...
> Bài 5 trang 95 SGK Hóa 12: Cho lá Fe kim loại vào: a) Dung dịch H2SO4 loãng...