Cách giải phương trình lượng giác bậc 2 và Bài tập vận dụng - Toán 11 chuyên đề

08:02:5207/09/2022

Phương trình lượng giác bậc 2 đối với một hàm số lượng giác là một trong những dạng bài tập thường gặp, để giải dạng toán này thì chúng ta thường đặt ẩn phụ và vận dụng cách giải phương trình bậc 2 như đã biết.

Cách giải bài tập phương trình lượng giác bậc 2 sẽ trở thành bài toán quen thuộc khi chúng ta đặt ẩn phụ (kèm điều kiện của ẩn nếu có) rồi sau đó giải phương trình bậc 2 theo ẩn phụ này theo cách phổ biến là tính biệt số delta.

Phương pháp giải Phương trình lượng giác bậc 2 có một hàm số lượng giác

♦ Đặt ẩn phụ t, rồi giải phương trình bậc hai đối với t, ví dụ:

 + Giải phương trình: asin2x + bsinx + c = 0;

 + Đặt t = sinx (-1≤ t ≤ 1), ta có phương trình bậc 2 ẩn t là:

 at2 + bt + c = 0.

* Lưu ý: Khi đặt t = sinx (hoặc t = cosx) thì phải có điều kiện: -1 ≤ t ≤ 1.

hayhochoi vn

 Bài tập Giải Phương trình lượng giác bậc 2 có một hàm số lượng giác

* Bài tập 1: Giải các phương trình lượng giác bậc 2 sau

a) 

b) 

* Lời giải:

a) 

- Đặt  ta có:

 2t2 - 3t + 1 = 0

(vì a + b + c = 0 nên ta nhẩm được nghiệm)

 ⇔ t = 1 hoặc t = 1/2.

+ Với t = 1: sinx = 1 

 

+ Với t=1/2:  

  hoặc 

b) 

 

+ Đặt  ta có:

 -4t2 + 4t + 3 = 0

(tính theo biệt số delta hoặc delta', ta tìm được nghiệm)

 ⇔ t = 3/2 hoặc t = -1/2.

+ Với t = 3/2 >1 (loại)

+ Với    

 

* Chú ý: Đối với phương trình dạng: asin2x + bsinx.cosx + c.cos2x = 0, (a,b,c≠0).

Phương pháp giải như sau:

 - Ta có: cosx = 0 không phải là nghiệm của phương trình vì a ≠ 0,

 Chia 2 vế cho cos2x, ta có:atan2x + btanx + c = 0 (được PT bậc 2 với tanx)

 - Nếu phương trình dạng: asin2x + bsinx.cosx + c.cos2x = d thì ta thay d = d.sin2x + d.cos2x, và rút gọn đưa về dạng trên.

* Bài tập 2: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) 2sin2x - 3sinxcosx + cos2x = 0

b) cos22x - 7sin4x + 3sin22x = -3

* Lời giải:

a) 2sin2x - 3sinxcosx + cos2x = 0

Ta thấy  (tức cosx = 0) không phải là nghiệm của phương trình.

⇒ cosx ≠ 0, chia hai vế cho cos2x, ta được:

 2tan2x - 3tanx + 1 = 0

Đặt t = tanx, phương trình trở thành:

 2t2 - 3t + 1 = 0 (có a + b + c = 0)

⇔ t = 1 hoặc t = 1/2

+ Với t = 1 ⇔ tanx = 1

 ⇔ tanx = tan(π/4) ⇔ x = π/4 + kπ (với k ∈ Z)

+ Với t = 1/2 ⇔ tanx = 1/2

 ⇔ x = arctan(1/2) + kπ (với k ∈ Z)

b) cos22x - 7sin4x + 3sin22x = -3

 ⇔ cos22x - 14sin2xcos2x + 3sin22x = -3(sin22x + cos22x)

 ⇔ cos22x - 14sin2xcos2x + 3sin22x = -3sin22x - 3cos22x

 ⇔ 4cos22x - 14sin2xcos2x + 6sin22x = 0

 ⇔ 2cos22x - 7sin2xcos2x + 3sin22x = 0

Ta thấy:  (tức cos2x = 0) không phải là nghiệm của phương trình

⇒ cos2x ≠ 0, chia hai vế cho cos2x, ta được:

 2t2 - 7t + 3 = 0

(Giải phương trình bằng cách tính biệt số delta, ta được)

 ⇔ t = 3 hoặc t = 1/2

+ Với t = 3, suy ra: tan2x = 3

 ⇔ 2x = arctan3 + kπ

 

+ Với t = 1/2, suy ra: tan2x = 1/2

 ⇔ 2x = arctan(1/2) + kπ

* Bài tập 3: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) 2cos2x - 3cosx + 1 = 0

b) cot2x - 4cotx + 3 = 0

c) sin22x - 2cos2x + 3/4 = 0

d) cos22x + sin2x + 1 = 0

e) tan4x - 4tan2x + 3 = 0

* Bài tập 4: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) sin2x - 10sinxcosx + 21cos2x = 0

b) cos2x - 3sinxcosx + 1 = 0

c) sin22x + sin4x - 2cos22x = 1/2

* Bài tập 5: Giải các phương trình lượng giác sau:

a) 4sin22x - 8cos2x + 3 = 0

b) cos2x + 9cosx + 5 = 0

c) 2cos6x + tan3x - 1 = 0

Hy vọng với bài viết Cách giải phương trình lượng giác bậc 2 và Bài tập vận dụng Toán lớp 11 ở trên của Hay Học Hỏi giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để  ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan