Bài toán chia hết luôn đòi hỏi sự ghi nhớ các dấu hiệu và các tính chất chia hết, đồng thời vận một cách linh hoạt các phép biến đổi. Vì vậy mà các em cần nắm vững phương pháp và rèn luyện kỹ năng giải qua các bài tập vận dụng.
Bài viết này HayHocHoi sẽ giúp các em ôn lại phương pháp chứng minh chia hết, qua đó vận dụng giải một số bài tập vận dụng để các em nắm chắc nội dung này.
I. Cách chứng minh chia hết
Để chứng minh một biểu thức A chia hết cho số nguyên a, ta phân tích:
• Nếu A có dạng tích m.n.p thì cần chỉ ra m (hoặc n, hoặc p) chia hết cho a. Hoặc
m chia hết cho a1;
n chia hết cho a2;
p chia hết cho a3
Với a = a1.a2.a3
• Nếu A có dạng tổng m + n + p thì cần chỉ ra m, n, p cùng chia hết cho a, hoặc tổng các số dư khi chia m, n, p cho a phải chia hết cho a.
• Nếu A có dạng hiệu m - n thì cần chỉ ra m, n chia hết cho a có cùng số dư.
II. Bài tập chứng minh chia hết lớp 6
* Bài tập 1: Chứng minh rằng S = 5 + 52 + 53 +...+ 59 + 510 chia hết cho 6.
* Lời giải:
- Nhóm tổng S thành tổng các bội số của (6) như sau:
S = (5 + 52) + (53 + 54) + ... + (59 + 510)
= 5(1 + 5) + 53(1 + 5) + ... + 59(1 + 5)
= 6.5 + 6.53 + ... + 6.59
Mỗi số hạng của tổng S đều chia hết cho 6 nên S chia hết cho 6.
* Bài tập 2: Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng nếu 6a + 11b chia hết cho 31 thì a + 7b cũng chia hết cho 31. Điều ngược lại có đúng không?
* Lời giải:
- Mục tiêu là ta cần phân tích (6a + 11b) về dạng (a + 7b) nên ta phân tích:
6a + 11b = 6a + 42b - 31b = 6(a + 7b) - 31b (*)
Vì mà bài ta: 6a + 11b nên suy ra
mà 6 và 31 là hai số nguyên tố cùng nhau (tức ước chung lớn nhất của 6 và 31 là 1)
nên suy ra:
Ngược lại: Nếu lại có
Từ (*) suy ra:
Vậy điều ngược lại cũng đúng.
* Bài tập 3: Tìm số nguyên x sao cho:
a) 3x + 4 chia hết cho x - 3
b) x + 1 là ước số của x2 + 7
* Lời giải:
a) 3x + 4 chia hết cho x - 3
Mục đích ta cần phân tích 3x + 4 về dạng xuất hiện x - 3 nên có:
3x + 4 = 3x - 9 + 13 = 3(x - 3) + 13
Ta thấy: nên khi và chỉ khi
Suy ra: x - 3 ∈ Ư(13) = {-13; -1; 1; 13} nên ta có các trường hợp sau
• x - 3 = -13 ⇒ x = -10
• x - 3 = -1 ⇒ x = 2
• x - 3 = 1 ⇒ x = 4
• x - 3 = 13 ⇒ x = 16
Vậy x ∈ {-10; 2; 4; 16}
b) x + 1 là ước số của x2 + 7
Ta có: x2 + 7 = x2 + x - x - 1 + 8 = x(x + 1) - (x + 1) + 8
Vì và
nên
Suy ra x + 1 ∈ Ư(8) = {-8; -4; -2; -1; 1; 2; 4; 8} nên ta có các trường hợp sau:
• x + 1 = -8 ⇒ x = -9
• x + 1 = -4 ⇒ x = -5
• x + 1 = -2 ⇒ x = -3
• x + 1 = -1 ⇒ x = -2
• x + 1 = 1 ⇒ x = 0
• x + 1 = 2 ⇒ x = 1
• x + 1 = 4 ⇒ x = 3
• x + 1 = 8 ⇒ x = 7
Vậy x ∈ {-9; -5; -3; -2; 0; 1; 3; 7}
* Bài tập 4: Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng:
5a + 2b chia hết cho 17 khi và chỉ khi 9a + 7b chia hết cho 17.
* Lời giải:
- Xét hiệu: 5.(9a + 7b) - 9.(5a + 2b)
= 45a + 35b - 45a - 18b = 17b
Ta thấy: 17b 17 nên:
+ Nếu (9a + 7b) 17 thì 9.(5a + 2b) 17
mà 9 và 17 là hai số nguyên tố cùng nhau nên (5a + 2b) 17
+ Nếu (5a + 2b) 17 thì 5.(9a + 7b) 17
mà 5 và 17 là hai số nguyên tố cùng nhau nên (9a + 7b) 17
* Bài tập 5: Chứng minh rằng S chia hết cho (39) biết:
S = 3 + 32 + 33 + ... + 39.
* Bài tập 6: Cho số a = 11...111 gồm 21 chữ số 1.
Chứng minh rằng a chia hết cho 111.
* Bài tập 7: Tìm số nguyên y sao cho:
a) 2y - 5 chia hết cho y - 1
b) y + 2 là ước số của y2 + 8
* Bài tập 8: Tìm cặp số nguyên x sao cho:
a) (x + 1).(y - 1) = 7;
b) -y(x + 2) = 8;
Hy vọng với bài viết hệ thống lại cách chứng minh chia hết và Bài tập vận dụng Toán lớp 6 ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHọcHỏi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt!