Để di chuyển giữa các tầng của toà nhà cao tầng, người ta thường sử dụng thang máy...
Để di chuyển giữa các tầng của toà nhà cao tầng, người ta thường sử dụng thang máy. Tầng có mặt sàn là mặt đất thường được gọi là tầng G, các tầng ở dưới mặt đất lần lượt từ trên xuống được gọi là B1, B2,... Người ta biểu thị vị trí tầng G là 0, tầng hầm B1 là – 1, tầng hầm B2 là – 2,...
a) Từ tầng G bác Sơn đi thang máy xuống tầng hầm B1. Sau đó bác đi xuống tiếp 2 tầng nữa. Tìm số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Sơn đến khi kết thúc hành trình.
b) Bác Dư đang ở tầng hầm B2, sau đó bác đi thang máy lên 3 tầng rồi đi xuống 2 tầng. Tìm số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Dư đến khi kết thúc hành trình.
a) Số nguyên biểu thị vị trí tầng G là 0
Số nguyên biểu thị tầng B1 là –1
Bác Sơn từ tầng B1 đi xuống 2 tầng nữa, có nghĩa là số tầng bác đi được biểu thị là –2.
Vậy số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Sơn đến khi kết thúc hành trình là
0 + (–1) + (–2) = –3.
b) Bác Dư đang ở tầng hầm B2, số nguyên biểu thị tầng hầm B2 là –2
Sau đó bác đi thang máy lên 3 tầng, có nghĩa là số tầng bác đi lần này được biểu thị là 3 (hoặc + 3)
Tiếp theo bác đi xuống 2 tầng, có nghĩa là số tầng bác đi lúc này được biểu thị là –2.
Vậy số nguyên biểu thị vị trí tầng mà bác Dư kết thúc hành trình là:
(–2) + 3 + (–2) = –1.
Hy vọng với lời giải bài 8 trang 75 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 6 tập 1 SGK Cánh Diều cùng chuyên mục
> Bài 1 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tính: a) (–48) + (–67)...
> Bài 3 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tính: a) (–2 018) + 2 018;...
> Bài 5 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tính một cách hợp lí: a) 48 + (– 66) + (– 34);...
> Bài 10 trang 75 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Sử dụng máy tính cầm tay...