Cho ví dụ về phép cộng của hai số nguyên khác dấu sao cho:...
Cho ví dụ về phép cộng của hai số nguyên khác dấu sao cho:
a) Tổng của chúng là số nguyên dương;
b) Tổng của chúng là số nguyên âm.
a) Để tổng của hai số nguyên khác dấu là số nguyên dương thì ta phải lấy hai số sao cho số nguyên âm sau khi bỏ đi dấu trừ phải nhỏ hơn số nguyên dương đã lấy ban đầu. Ta có thể đưa ra nhiều ví dụ thỏa mãn yêu cầu, chẳng hạn:
• Với – 5 và 8 là hai số nguyên khác dấu, ta có
(–5) + 8 = 8 + (– 5) = 8 – 5 = 3 > 0
⇒ Tổng của – 5 và 8 là 3 và nó là số nguyên dương.
• Với 18 và (– 11) là hai số nguyên khác dấu, ta có
18 + (– 11) = 18 – 11 = 7 > 0
⇒ Tổng của 18 và – 11 là 7 và nó là số nguyên dương.
Tương tự, các em có thể chọn các ví dụ khác.
b) Để tổng của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm thì ta phải lấy hai số sao cho số nguyên âm sau khi bỏ dấu trừ phải lớn hơn số nguyên dương đã lấy ban đầu. Ta có thể đưa ra nhiều ví dụ thỏa mãn yêu cầu, chẳng hạn:
• Với –39 và 21 là hai số nguyên khác dấu ta có
(–39) + 21 = – (39 – 21) = –18 < 0
⇒ Tổng của –39 và 21 là –18 và là số nguyên âm.
• Với –58 và 42 là hai số nguyên khác dấu ta có
(–58) + 42 = –(58 – 42) = –16 < 0
⇒ Tổng của –58 và 42 là –16 và là số nguyên âm.
Tương tự, các em có thể chọn nhiều ví dụ khác.
Hy vọng với lời giải bài 4 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 6 tập 1 SGK Cánh Diều cùng chuyên mục
> Bài 1 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tính: a) (–48) + (–67)...
> Bài 3 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tính: a) (–2 018) + 2 018;...
> Bài 5 trang 74 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Tính một cách hợp lí: a) 48 + (– 66) + (– 34);...
> Bài 10 trang 75 Toán 6 Tập 1 SGK Cánh Diều: Sử dụng máy tính cầm tay...