Khoa học máy tính (Computer Science hay Computing Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.
Với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, lĩnh vực khoa học công nghệ hứa hẹn sẽ tiếp tục là một chủ đề nóng trên toàn thế giới. Khoa học máy tính vì vậy nhận được nhiều sự quan tâm, tuy nhiên nhiều bạn còn nhầm lẫn giữa khoa học máy tính và công nghệ thông tin.
Trong bài viết này sẽ cung cấp thông tin ngành Khoa học máy tính là gì? học gì? ra trường làm gì? để các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.
Ngành Khoa học máy tính là gì?
- Khoa học máy tính hiểu một cách đơn giản là ngành học nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toán và thiết kế các hệ thống tính toán. Đây là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật nói chung rất phù hợp với các bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Ngành Khoa học máy tính học gì?
- Khi theo học ngành này các bạn được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
- Khoa học máy tính có nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau; có nhánh nhấn mạnh vào việc tính toán các kết quả cụ thể (như đồ họa máy tính), trong khi nhánh khác lại liên quan đến bản chất của những vấn đề có thể giải quyết được bằng phương pháp máy tính (như Lý thuyết độ phức tạp tính toán).
Học Khoa học máy tính ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, các bạn có thể đảm nhận các công việc chuyên môn như:
Lập trình viên phát triển ứng dụng (Applications software developer): Áp dụng tư duy sáng tạo vào các ứng dụng và chương trình, nhà phát triển phần mềm thiết kế và xây dựng các chương trình, ứng dụng cho máy tính và thiết bị công nghệ. Ví dụ, Angry Birds hay Microsoft Office đều do các nhà phát triển phần mềm làm ra.
Kỹ sư hệ thống (Systems engineer): Các kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra các loại hệ thống này để sử dụng cho máy tính cá nhân, điện thoại và thậm chí cả xe hơi. Hệ điều hành cung cấp nền tảng cho máy tính và thiết bị hoạt động. Microsoft Windows, Linux và iOS là các ví dụ về các loại hệ điều hành.
Phát triển web (Web developer): Các nhà phát triển web không phải là nhà thiết kế đồ họa. Các nhà thiết kế đồ họa tạo ra những hình ảnh bạn thấy trên các trang web; nhà phát triển web lập trình mã tạo nên chức năng trang web. Các nhà phát triển web tích hợp đồ họa, âm thanh và video vào trang web và theo dõi lưu lượng truy cập, hiệu suất cũng như khả năng của trang web.
Học Khoa học máy tính ở đâu? trường nào?
Là một ngành học thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm, ngành Khoa học máy tính được đào tạo tại khá nhiều trường ĐH, CĐ, dưới đây là một số trường để bạn tham khảo:
Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Khoa học máy tính, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam mê ngành học của mình.