Hotline 0939 629 809

Tìm hiểu ngành Điện tử viễn thông là gì? học gì? ra trường làm gì?

09:09:3804/11/2018

Hiện nay, ngành Điện tử - Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau.

Nhằm giúp các bạn học sinh THPT hiểu rõ hơn về ngành này, chúng ta cùng tìm hiểu ngành Điện tử viễn thông là gì? học những gì? ra trường làm gì?

Ngành Điện tử Viễn thông là gì?

Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Đây là một ngành rộng lớn, chia thành rất nhiều lĩnh vực phong phú như: Nghiên cứu, sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới; Lĩnh vực mạng viễn thông; Lĩnh vực điện tử y sinh; Lĩnh vực âm thanh hình ảnh.

ngành điện tử viễn thông học gì ra trường làm gì

Ngành điện tử viễn thông là gì? học gì? ra trường làm gì?

Ngành Điện tử Viễn thông học những gì?

Điện tử viễn thông là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội, các lĩnh vực cụ thể:

Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việclàm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...

Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. 

Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.



Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.

Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...

Vậy nên khi theo học ngành này bạn sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
 
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành Điện tử viễn thông mà sinh viên được tiếp cận như: Truyền dẫn số, xử lý âm thanh và hình ảnh, cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, kỹ thuật phát thanh và truyền hình, an ninh mạng thông tin…

Ngành Điện tử viễn thông ra trường làm gì?

Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí - Điện - Điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, đều đặn qua các năm và trong tương lai. Trong đó số lượng việc làm dành cho các kỹ sư Kỹ thuật điện tử- viễn thông sau khi tốt nghiệp ra trường đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập cao và ổn định tại các vị trí quan trọng như:
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động…
  • Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông

Các trường đào tạo ngành Điện tử viễn thông?

Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành Điện tử viễn thông để bạn tham khảo:

  • Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
  • ĐH Khoa học (ĐH Huế)
  • ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
  • ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)
  • Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
  • ĐH Bách khoa Hà Nội
  • ĐH Điện lực - Hà Nội
  • ĐH Vinh

>> xem thêm: Danh sách các trường đào tạo khối ngành điện - điện tử - điện lạnh và tự động hóa

Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Điện tử Viễn thông, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam mê ngành học của mình.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan