Kỹ thuật cơ điện tử là một ngành quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, vì vậy mà ngành này luôn có sức hấp dẫn và nhận được sự quan tâm của nhiều bạn học sinh THPT.
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? học những gì và ra trường làm gì? để những bạn yêu thích ngành học này hiểu rõ hơn và đưa ra những quyết định lựa chọn ngành học đúng đắn cho tương lai.
Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử.
Ngành Kỹ thuật cơ điện học những gì?
Khi theo học ngành CN Kỹ thuật Cơ điện tử sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…
Các kỹ sư điện – điện tử trong tương lai còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng về vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án; giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập; phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận các vị trí:
- Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
- Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ở đâu?
Là ngành học đã có từ khá lâu, ngành Kỹ thuật cơ điện tử được đào tạo ở khá nhiều trường, dưới đây là một số trường để bạn tham khảo:
>> có thể bạn muốn xem: |
Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành CN Kỹ thuật cơ điện tử, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam mê ngành học của mình.