Ngành Công nghệ Hóa học đã có từ lâu đời và trở thành một nền tảng khoa riêng áp dụng cho mọi mặt đời sống và ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động sản xuất kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
Vậy ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học sẽ là gì? học những gì, sau khi ra trường có thể làm gì? Đó cũng là thắc mắc của rất nhiều thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn ngành để thực hiện ước mơ nghề nghiệp trong tương lai.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có mong muốn trở thành Kỹ sư công nghệ kỹ thuật hóa học tìm hiểu rõ hơn về ngành học này.
Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học là gì?
- Ngành Công nghệ KT hóa học hiểu đơn giản là ngành chuyên nghiên cứu tìm tòi và ứng dụng tạo ra sản phẩm hóa học mới với những tính năng mới, hợp chất hữu cơ hay vô cơ mới, các công nghệ sản xuất mới…
- Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ kỹ thuật hóa học ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất như: sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (cao su, nhựa, chất tẩy rửa, sơn, mực in, giấy, thuốc nhuộm, gốm sứ, thủy tinh, mỹ phẩm, dược phẩm...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chế biến nông – lâm – thủy – hải sản), sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – da, công nghiệp điện hóa (pin, chống ăn mòn, mạ điện, bảo vệ kim loại..), công nghiệp hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm...), công nghiệp cơ khí (khai khoáng, luyện kim, cao su, polymer...), công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng (khai khoáng, khai thác và chế biến dầu mỏ, nhiên liệu sinh học, pin, acquy)…
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học học những gì?
- Theo chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học ngoài việc đào tạo khối chương trình kiến thức chính về hóa học, thường phát triển đào tạo các mảng kiến thức chuyên môn hóa học liên quan đến các hệ thống sản xuất trong sản xuất công nghiệp.
- Các quy trình hóa học công nghiệp, quy trình và các công thức hóa học ở mức độ công nghiệp luôn được chú trong trong quá trình giảng dạy để người học sau khi ra trường có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc chuyên môn trong các nhà máy lớn.
- Vì vậy khi theo học ngành Công nghệ KT hóa học sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản chung về hóa học, an toàn lao động, và các kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như công nghệ sản xuất các sản phẩm vô cơ (các loại phân bón hóa học; các loại muối khoáng, các hóa chất vô cơ cơ bản; chế biến các khoáng sản; các quá trình mạ; quá trình điện phân; phương pháp bảo vệ kim loại...), Công nghệ lọc hóa dầu, công nghệ chế biến dầu và khí, công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ, hữu cơ, công nghệ sản xuất các vật liệu polime-composite, sản xuất sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy,... vật liệu silicat (ximăng, gốm sứ thủy tinh…), công nghệ chế biến thực phẩm (lên men rượu, bia, nước giải khát), công nghệ bào chế thuốc, công nghệ các hợp chất thiên nhiên (tinh dầu, hương liệu, hóa mỹ phẩm) và các kiến thức chuyên sâu thuộc các chuyên ngành lựa chọn.
Học ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?
- Hiện nay, ngành công nghệ hóa học là một trong số bốn nhóm ngành kỹ thuật chủ lực của nước ta đòi hỏi một số lượng lớn nhân lực trong thời gian tới lên đến 10.800 người/năm (theo bảng tổng hợp và phân tích các ngành kỹ thuật, Báo Tiền Phong). Nhiều công ty nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao về ngành này như Holcim, Bayer (top 10 thế giới về những công ty có môi trường giúp nhân viên phát triển tốt nhất), Henkel... Mức lương dành cho một kỹ sư khi ra trường dao động từ khoảng 13-15 triệu đồng/tháng (theo Vietnamwork.com).
- Tốt nghiệp ngành Công nghệ KT hóa học bạn có thể đảm nhận các vị trí trong các lĩnh vực về quản lý và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, môi trường, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích – quản lý chất lượng sản phẩm…
- Chuyên viên nghiên cứu tại các Viện Hóa học, Viện Vật liệu, Mỹ phẩm...
- Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng...
- Kỹ sư công nghệ hóa dầu (vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa...), hóa hữu cơ (mỹ phẩm, kem dưỡng da, dầu gội đầu...), hóa dược (thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…), công nghệ vật liệu mới: vật liệu polymer, vật liệu siêu bền, nhẹ...
- Bạn cũng có thể khởi nghiệp và thành công bằng cách lập công ty kinh doanh về ngành hóa, mỹ phẩm...
- Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu...
Học Công nghệ kỹ thuật Hóa học ở đâu?
Dưới đây là danh sách một số trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học để các bạn tham khảo:
>> xem thêm: |
Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Công nghệ KT hóa học, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam ngành học yêu thích của mình.