Hướng dẫn Giải Hóa 12 trang 22 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 4: Saccharose và Maltose, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 12 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Thảo luận 3 trang 22 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Vì sao phân tử maltose có thể mở vòng?
Lời giải:
Phân tử Matose:
Ở trạng thái tinh thể, phân tử maltose gồm hai gốc glucose liên kết với nhau ở C1 của gốc a-glucose này với C4 của gốc a-glucose kia qua một nguyên tử oxygen.
Liên kết a-C1–O–C4 như thế được gọi là liên kết a–1,4– glycoside. Như vậy trong phân tử maltose vẫn còn –OH hemiacetal tự do, do đó trong dung dịch, gốc a-glucose của maltose có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O.
Thảo luận 4 trang 22 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử saccharose, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của saccharose.
Lời giải:
Phân tử saccharose:
Saccharose có các nhóm –OH kề nhau nên saccharose có tính chất của polyalcohol.
Saccharose là disaccharide nên saccharose có phản ứng thủy phân.
Thảo luận 5 trang 22 SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo:
Nhận xét và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Lời giải:
Hiện tượng:
Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, xuất hiện kết tủa màu xanh lam:
Kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Hiện tượng:
Nhỏ dung dịch saccharose vào ống nghiệm chứa kết tủa, lắc đều, kết tủa tan.
Saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam:
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O
Với nội dung Giải Hóa 12 trang 22 Chân trời sáng tạo SGK chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 12 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 12 Chân trời sáng tạo hay khác.
Giải Hóa 12 trang 21 Chân trời sáng tạo SGK