Tính chất hoá học của axit Nitric HNO3, ví dụ và bài tập - hoá lớp 11

15:39:5802/01/2019

Axit Nitric HNO3 là là một trong những axit rất quen thuộc mà các em học trong chương trình THCS và THPT, đây là một axit cơ bản và quan trọng mà các em cần nắm vững kiến thức. 

Vậy HNO3 - axit nitric và các hợp chất muối nitrat có những tính chất hoá học và tính chất vật lý đặc trưng gì, bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về tính chất hoá học của axit nitric và mối nitrat.

> Tính chất hóa học của muối Nitrat - Hóa 11 bài 9

I. Tính chất vật lý của Axit Nitric

+ Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, D=1,53 g/cm3

+ Axit nitric kém bền. Ngay ở điều kiện thường, khi có ảnh sáng, dung dịch axit nitric bị phân hủy một phần giải phóng nitơ đioxit. Khí này tan trong dung dịch axit làm dung dịch có màu vàng.

+ Axit nitric tan trong nước ở bất kì tỉ lệ nào. Trong phòng thí nghiệm thường có loại HNO3 nồng độ 68%, D=1,40 g/cm3

Về tính chất hoá học của Axit nitric:

  • Tác dụng với Bazơ
  • Tác dụng với Oxit bazơ
  • Tác dụng với Muối
  • Tác dụng với Kim loại
  • Tác dụng với phi kim

Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về tính chất hoá học của axit nitric.

hayhochoi dn5

II. Tính chất hoá học của Axit Nitric

1. Axit Nitric thể hiện tính axit

* HNO3 là một axit mạnh (do HNO3 phân ly thành H+ và NO3-)

a) Axit Nitric làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

b) Axit Nitric tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:

HNO3 + CuO

  2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

c) Axit Nitric tác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → Muối + H2O:

  HNO3 + NaOH

 HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

 HNO3 + KOH

 HNO3 + KOH → KNO3 + H2O

 HNO3 + Mg(OH)2

 2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

d) Axit Nitric tác dụng với muối (trong muối kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối mới + axit mới:

  HNO3 + CaCO3

 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO­3­)2 + CO2↑ + H2O

2. Axit Nitric thể hiện tính oxi hoá

* HNO3 có số oxi hoá là +5 (có tính oxi hoá mạnh) nên tuỳ vào nồng độ của HNO3 và khả năng khử của chất tham gia có thể bị khử thành:  

a) Axit Nitric tác dụng với kim loại:

- HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).

 PTPƯ: M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NO2 (NO, N2O, N2, NH4NO3)

- Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:

  • Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;
  • Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;
  • Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,...) thì N bị khử xuống mức càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).

 Ví dụ: HNO3 tác dụng với kim loại

  HNO3 + Cu

 Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

 • HNO3 + Fe

 Fe + 4HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

 • HNO3 + Na

 8Na + 10HNO3 → 8NaNO3 + NH4NO3 + 3H2O

Lưu ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại → trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+

b) Tác dụng với phi kim → NO2 + H2O + oxit của phi kim.

  HNO3 + C

 C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

  HNO3 + S

 S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O

  HNO3 + P

 P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

c) Axit Nitric tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất).

 4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O

 4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O + CO2

> Lưu ý:

  • Khí N2O là khí gây cười, khí vui
  • N2 không duy trì sự sống, sự cháy
  • Khí NO2 có màu nâu đỏ
  • NH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khai
  • HNOđặc nguội thụ động (không phản ứng) với Al, Fe, Cr.

III. Bài tập về Axit nitric

* Bài 1 trang 45 SGK Hóa 11: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hoá trị và số oxi hoá bằng bao nhiêu?

>> Giải Bài 1 trang 45 SGK Hóa 11

* Bài 2 trang 45 sgk hoá 11: Lập các phương trình hoá học

a) Ag + HNO3, đặc → NO2↑ + ? + ? 

b) Ag + HNO3, loãng → NO↑ + ? + ? 

c) Al + HNO3 → N2O↑ + ? + ? 

d) Zn + HNO3 → NH4NO3↑ + ? + ? 

e) FeO + HNO3 → NO↑ + Fe(NO3)3 + ? 

f) Fe3O4 + HNO3 → NO↑ + Fe(NO3)3 + ? 

>> Giải Bài 2 trang 45 SGK Hóa 11

* Bài 3 trang 45 SGK Hóa 11: Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?

>> Giải Bài 3 trang 45 SGK Hóa 11

* Bài 4 trang 45 SGK Hóa 11: a) Trong các phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5     B. 7     C. 9      D. 21

b) Trong phương trình hoá học của phản ứng nhiệt phân thuỷ ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

A. 5     B. 7     C. 9     D. 21

>> Giải Bài 4 trang 45 SGK Hóa 11

* Bài 5 trang 45 sgk hoá 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:

 NO2 → HNO3 → Cu(NO3)→ Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2

>> Giải Bài 5 trang 45 SGK Hóa 11

* Bài tập 6 trang 45 sgk hoá 11: Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc).

Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.

>> Giải Bài 6 trang 45 SGK Hóa 11

* Bài tập 7 trang 45 sgk hoá 11: Để điều chế được 5,000 tấn axit nitric nồng độ 60,0% cần dùng bao nhiêu tấn amoniac? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuất là 3,8%.

>> Giải Bài 7 trang 45 SGK Hóa 11

 

Axit Nitric là một axit quan trọng, các phản ứng của axit này với các kim loại ở những điều kiện khác nhau cũng tạo ra những sản phẩm khác, vì vậy mà các em cần tập trung cao nhất để ghi nhớ.

Hy vọng với phần nội dụng hệ thống lại Dẫn xuất Halogen của Hiđrocacbon tính chất hóa học, tính chất vật lý của dẫn xuất Halogen ở trên hữu ích cho các em, mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết. Chúc các em học tốt!

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục sách giáo khoa Vật lý 11 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục sách giáo khoa Hóa học 11 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Alien
I was here [17/3/2021]
Trả lời -
17/03/2021 - 20:23
captcha
...
Tú nhi
Cu(hco3)2 có thật ko ad làm sao để tạo ra chất đó vậy ad em cảm ơn
Trả lời -
31/01/2021 - 06:31
captcha
...
Nguyễn Thị Thủy
Rất hay
Trả lời -
30/04/2020 - 07:25
captcha
...
Sùng A Vừ
Nêu tính chất hóa học HNO3? Hoàn thành sơ đồ: N2->NO->NO2->HNO3->Cứ(NO3)2?
Trả lời -
21/04/2019 - 15:20
...
Admin
Em xem lại bài 7 tính chất của nito nhé: https://hayhochoi.vn/tinh-chat-hoa-hoc-cau-tao-phan-tu-cua-nito-n2-va-bai-tap-hoa-11-bai-7.html NO + O2 ra NO , khí NO + O2 tạo thành NO2, NO2 + O2 và H2O tạo thành HNO3, tính chất hóa học của HNO3 thì ngay đầu bài viết này có rồi đó em
21/04/2019 - 18:10
captcha
Xem thêm bình luận
4 trong số 4
Tin liên quan