Lý thuyết Bài 14: Arene (hydrocarbon thơm) Hóa 11 chương 4 Chân trời sáng tạo.
Nội dung về khái niệm Arene là gì, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Arene (Benzene và Toluene), cách điều chế và ứng dụng của Arene.
• Arene là những hydrocarbon có chứa vòng benzene trong phân tử. Benzene có công thức phân tử C6H6. Sáu nguyên tử carbon trong phân tử benzene nằm ở sáu đỉnh của một hình lục giác đều.
• Benzene và các alkylbenzene hợp thành dãy đồng đẳng của benzene có công thức chung là CnH2n-6 (n ≥ 6)
• Khi trên vòng benzene có hai nhóm thế, vị trí của chúng có thể được minh hoạ bằng các chữ số 1,2; 1,3 hoặc 1,4 hay bằng các chữ tương ứng là ortho, meta, para (viết tắt là o, m, p).
* Ví dụ:
Công thức cấu tạo và cách gọi tên một số Arene
* Chú ý: Tên một số gốc hydrocarbon chứa vòng benzene thường gặp
- Các arene đều độc, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Một số arene có mùi đặc trưng.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của một số Arene
a) Phản ứng halogen hoá benzene và toluene với bromine khan
Khi có FeCl3 hoặc FeBr3, làm xúc tác, benzene tham gia phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene với bromine khan tạo thành brombenzene, còn toluene tạo sản phẩm chính là hỗn hợp gồm o – bromotoluene và p – bromotoluene.
Toluene phản ứng nhanh hơn benzene trong điều kiện tương tự tạo hỗn hợp sản phẩm chính (đồng phân ortho và para).
b) Phản ứng nitro hoá benzene và toluene
- Khi tác dụng với dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc hoặc H2SO4 đặc, benzene tham gia phản ứng nitro hoá tạo thành nitrobenzene, còn toluene phản ứng dễ dàng hơn và ưu tiên thế vào các vị trí ortho và para.
Phản ứng nitro hoá của benzene
Phản ứng nitro hoá của toluene
- Khi vòng benzene có gắn nhóm thế alkyl (-CH3, -C2H5,…) các phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene xảy ra dễ dàng hơn so với benzene và ưu tiên thế vào vị trí ortho hoặc para so với nhóm alkyl.
a) Phản ứng cộng chlorine vào benzene
Benzene phản ứng với chlorine khi có ánh sáng mặt trời tạo thành hexachlorocyclohexane.
b) Phản ứng cộng hydrogen vào benzene
Khi đun nóng và có xúc tác Ni hoặc Pt, benzene và các arene có phản ứng cộng với hydrogen.
a) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
C6H6 + O2 6CO2 + 3H2O
b) Phản ứng oxi hoá nhóm alkyl
- Benzene và toluene đều không tác dụng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
- Các alkylbenzene có thể bị oxi hoá bởi dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Các arene cháy trong không khí (oxi hoá hoàn toàn) và toả nhiều nhiệt.
5C6H5CH3 + 6KMnO4 + 9H2SO4 5C6H5COOH + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 14H2O
* Chú ý: Toluene cũng tác dụng với dung dịch KMnO4 trong môi trường base hoặc môi trường trung tính, trong đó môi trường trung tính, phản ứng diễn ra chậm hơn:
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O
- Arene là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhiều chất hữu cơ khác nhau như polystyrene, polyester, nylon, phẩm nhuộm, dược phẩm,…
- Trong công nghiệp, arene hầu hết được điều chế từ quá trình reforming alkane có trong dầu mỏ.
* Ví dụ:
Quá trình reforming Alkane thành các Arene
Với nội dung bài viết về: Arene là gì, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Arene (benzene và toluene), điều chế và ứng dụng arene? Hoá 11 chân trời bài 14 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 11 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Hóa 11 Bài 13: Hydrocarbon không no
Lý thuyết Hóa 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen
Lý thuyết Hóa 11 Bài 16: Alcohol
Lý thuyết Hóa 11 Bài 17: Phenol