Lý thuyết Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ chương 3 Hoá 11 Chân trời sáng tạo.
Nội dung về khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, đặc điểm chung và cách phân loại hợp chất hữu cơ, khái niệm nhóm chức và phổ hồng ngoại (IR).
- Nguyên tắc: Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở áp suất nhất định.
- Phương pháp chưng cất thường dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
- Cách tiến hành: Đun nóng hỗn hợp chất lỏng, chất nào nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Sau đó làm lạnh, ngưng tụ thành chất lỏng chứa chất có nhiệt độ sôi thấp hơn.
- Một số phương pháp chưng cất:
+ Phương pháp chưng cất phân đoạn.
+ Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
+ Phương pháp chưng cất dưới áp suất thấp.
* Chú ý: Khi chưng cất chất lỏng dễ cháy cần đun nóng bằng cách chưng cách thuỷ, cách dầu,…
- Nguyên tắc: Chiết là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp dựa trên độ hoà tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hoà tan vào nhau.
- Phương pháp chiết được dùng để tách các chất có độ hoà tan khác nhau trong các môi trường không tan vào nhau.
- Một số phương pháp chiết:
+ Chiết lỏng – lỏng.
+ Chiết lỏng – rắn.
- Phương pháp kết tinh là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.
- Phương pháp sắc kí cột dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha dộng khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh.
Với nội dung bài viết về: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ? Hoá 11 chân trời bài 9 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem thêm Lý thuyết Hóa 11 Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Hóa 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate
Lý thuyết Hóa 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
Lý thuyết Hóa 11 Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Lý thuyết Hóa 11 Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ
Lý thuyết Hóa 11 Bài 12: Alkane