Lý thuyết Bài 6: Sulfur và Sulfur dioxide chương 2 Hoá 11 Chân trời sáng tạo.
Nội dung về Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Sulfur (S), Sulfur Dioxide (SO2) và ứng dụng của sulfur, sulfur dioxide.
• Trong tự nhiên, lưu huỳnh lắng đọng thành những mỏ lớn, nằm giữa lớp đá sâu hàng trăm mét trong lòng đất.
Lưu huỳnh ở dạng hợp chất cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng vật trong tự nhiên như quặng pyrite (FeS2), gypsum (CaSO4.2H2O), galena (PbS2), barite (BaSO4),…
• Ở dạng phân tử, sulfur gồm 8 nguyên tử liên kết cộng hoá trị với nhau tạo thành mạch vòng (S8).
• Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, carbon disulfide (CS2),…
• Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
- Lưu huỳnh (Sulfur) có tính oxi hoá:
Fe + S FeS
Hg + S → HgS
- Lưu huỳnh (Sulfur) có tính khử:
S + O2 SO2
• Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, dược phẩm, phẩm nhuộm, nông nghiệp,… Trong đó 90% lượng lưu huỳnh dùng để sản xuất H2SO4, lượng còn lại chế tạo diêm, sản xuất chất bột tẩy trắng giấy,…
• Trong phản ứng hoá học, sulfur dioxide có thể đóng vai trò là chất oxi hoá hoặc chất khử. Sulfur dioxide có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
- Sulfur dioxide (SO2) là chất khử:
SO2 + NO2 → SO3 + NO
- Sulfur dioxide (SO2) là chất oxi hoá:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
• Sulfur dioxide được dùng để sản xuất sulfur acid; tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,…
• Sulfur dioxide là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí (mưa acid) và có hại cho sức khoẻ của con người.
Với nội dung bài viết về: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của Sulfur, Sulfur dioxide (SO2) và ứn dụng? Hoá 11 chân trời bài 6 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.