Tính chất vật lí, tính chất hoá học của Nitric Acid HNO3, hợp chất Oxide của Nitrogen? Hoá 11 chân trời bài 5

14:09:0111/12/2023

Lý thuyết Bài 5: Một số hợp chất với Oxygen của Nitrogen chương 2 Hoá 11 Chân trời sáng tạo.

Nội dung về các Oxide của Nitrogen - hiện tượng mưa acid; cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Nitric Acid và ứng dụng; hiện tượng phú dưỡng.

1. Các oxide của nitrogen – Hiện tượng mưa acid

1.1. Nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí

• Nitrogen oxide được hình thành từ những hiện tượng trong tự nhiên hoặc các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao.

Các khí này độc, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và hiện tượng mưa acid.

2N2 + O2  2NO (ở 30000C)

2NO + O2 → 2NO2

1.2. Hiện tượng mưa acid

• Mưa acid tạo thành do lượng khí thải SO2 và NO2 từ các quá trình tiêu thụ than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác trong sản xuất, sinh hoạt của con người.

2SO2  +  O2  +  2H2  2H2SO4

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

2. Nitric acid (HNO3) công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Nitric acid và ứng dụng

2.1. Cấu tạo phân tử của nitric acid

Nitric acid tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng khí nitrogen dioxide (NO2) ngay ở điều kiện thường khi có ánh sáng.

Cấu tạo của phân tử nitric acid

2.2. Tính chất vật lí của Nitric Acid (HNO3)

+ Nitric acid tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, có khối lượng riêng là 1,53 g/cm3, sôi ở 86C°.

+ Nitric acid tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Nitric acid thương mại thường có nồng độ 68%, khối lượng riêng là 1,40 g/cm3.

2.2. Tính chất hoá học của Nitric Acid (HNO3)

• Dung dịch HNO3 làm quỳ tím hoá đỏ; tác dụng với oxide base, base và muối của acid yếu hơn tạo thành muối nitrate.

HNO3 → H+  +  NO3

• Nitric acid HNO3 oxi hoá được hều hết các kim loại trừ vàng (Au), platinum (Pt),…

* Chú ý: Một số kim loại như Al, Fe và Cr bị thụ động hoá trong dung dịch HNO3 đặc, nguội, do tạo ra màng oxide bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của acid.

2.3. Ứng dụng của của Nitric Acid (HNO3)

• Trong hoá học hữu cơ, dung dịch HNO3 68% được sử dụng chế tạo thuốc nổ như TNT, sản xuất nitrobenzene.

• Hỗn hợp HNO3 đặc và HCl đặc (tỉ lệ thể tích/mol là 1 : 3) được gọi là nước cường toan. Dung dịch này có khả năng hoà tan platinum và vàng.

* Kết luận: Nitric acid là một acid mạnh và có tính oxi hoá mạnh. Dung dịch nitric acid có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất.

3. Hiện tượng phú dưỡng

Hiện tượng phú dưỡng xảy ra khi dư thừa chất dinh dưỡng trong môi trường nước như nitrate và phosphate, làm suy giảm chất lượng nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người cũng như các loài động vật sống dưới nước.

Quá trình hiện tượng phú dưỡng

Với nội dung bài viết về: Tính chất vật lí, tính chất hoá học của Nitric Acid HNO3, hợp chất Oxide của Nitrogen? Hoá 11 chân trời bài 5 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem thêm Lý thuyết Hóa 11 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Hóa 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Lý thuyết Hóa 11 Bài 3: Đơn chất nitrogen

Lý thuyết Hóa 11 Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

Lý thuyết Hóa 11 Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide

Lý thuyết Hóa 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Lý thuyết Hóa 11 Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Lý thuyết Hóa 11 Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan