Lý thuyết Bài 18: THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU nằm ở chương 5 SGK Kết nối tri thức Tập 1. Nội dung trọng tâm về thu thập và phân loại dữ liệu.
Cách thu thập và phân loại dữ liệu như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,...
- Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng Internet,...
Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
* Ví dụ: Để thu thập mỗi dữ liệu sau, ta nên làm thế nào? Đó là thu thập trực tiếp hay gián tiếp?
a) Dữ liệu về xếp hạng của Việt Nam trong kỳ Seagame 32.
b) Dữ liệu về thời gian chạy cự li 100 mét của các bạn học sinh khối 8 do thầy giáo dạy giáo dục thể chất đo và ghi lại.
* Lời giải:
a) Để thu thập dữ liệu về xếp hạng của Việt Nam trong kỳ Seagame 32, cách tốt nhất ta vào trang web của Liên đoàn thể thao Việt Nam hoặc thu thập qua các bài báo chính thống của Việt Nam…
Đây là phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp.
b) Để ghi lại thời gian chạy cự li 100 mét của các bạn học sinh khối 8, thầy giáo dạy giáo dục thể chất cần cho học sinh thi chạy và dùng đồng hồ bấm giờ để đo rồi ghi lại thời gian chạy của mỗi bạn.
Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp.
Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Số liệu có thể nhận giá trị tùy ý trong một khoảng nào đó được gọi là số liệu liên tục. Số liệu không phải số liệu liên tục được gọi là số liệu rời rạc.
* Chú ý:
- Dạng hay gặp của số liệu liên tục là số liệu thu được từ các phép đo như chiều cao, cân nặng, nhiệt độ,…
- Dạng hay gặp của số liệu rời rạc là số liệu đếm số phần tử của một tập nào đó, chẳng hạn như số học sinh trong lớp học, số sản phẩm một công nhân làm được trong ngày,…
• Sơ đồ phân loại dữ liệu:
* Ví dụ: Cho các dữ liệu sau:
a) Thời gian bạn mất để đi đến trường (đơn vị: giờ). Kết quả: 0,5 ; 1; 1,1.
b) Số lượng bàn học trong 3 lớp học lần lượt là: 30, 1900, 41.
Mỗi dãy dữ liệu trên thuộc loại nào? Chỉ ra giá trị không hợp lí nếu có.
* Lời giải:
a) Dữ liệu thu được là số liệu liên tục.
b) Dữ liệu thu được là số liệu rời rạc. Giá trị không hợp lí là 1900.
Với nội dung bài viết về: Cách thu thập và phân loại dữ liệu? Ví dụ? Toán 8 bài 18 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 18 chương 5 SGK Toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.