Lý thuyết Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương nằm ở chương 2 Hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng SGK Kết nối tri thức Tập 1. Nội dung công thức tính tổng và hiệu hai lập phương.
Hằng đẳng thức Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương phát biểu và viết thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Với hai số a, b bất kì ta thức hiện phép tính:
(a + b).(a2 – ab + b2) = a3 – a2b + ab2 + a2b – ab2 + b3 = a3 + b3
Vậy (a + b).(a2 – ab + b2) = a3 + b3.
• Với A, B là hai biểu thức bất kì, ta có:
A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
* Ví dụ 1: Viết các đa thức sau dưới dạng tích:
a) x3 + 1;
b) x3 + 8y3.
Lời giải:
a) x3 + 1 = (x + 1)(x2 – x + 1)
b) x3 + 8y3 = x3 + (2y)3 = (x + 2y)(x2 – 2xy + 4y2).
* Ví dụ 2: Rút gọn các biểu thức sau:
a) (2x + 1)(4x2 – 2x + 1) – 8x3;
b) (x + 4y)(x2 – 4xy + 16y2) – x3 – 65y3.
Lời giải:
a) (2x + 1)(4x2 – 2x + 1) – 8x3
= (2x)3 + 1 – 8x3
= 8x3 + 1 – 8x3 = 1.
b) (x + 4y)(x2 – 4xy + 16y2) – x3 – 65y3
= x3 + (4y)3 – x3 – 65y3
= x3 + 64y3 – x3 – 65y3 = –y3.
• Với hai số a, b bất kì viết: a3 – b3 = a3 + (–b)3, sử dụng hằng đẳng thức tổng hai lập phương ta được:
a3 – b3 = (a – b)(a2 + ab + b2).
• Với A, B là hai biểu thức bất kì, ta có:
A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2)
* Ví dụ 1: Viết các đa thức sau dưới dạng tích:
a) x3 – 27;
b) x3 – 8y3.
Lời giải:
a) x3 – 27 = x3 – 33 = (x – 3)(x2 + 3x + 9)
b) x3 – 8y3 = x3 – (2y)3 = (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2).
* Ví dụ 2: Rút gọn biểu thức sau: (3x – 4)(9x2 + 12x + 16) – 27x3.
Lời giải:
(3x – 4)(9x2 + 12x + 16) – 27x3
= (3x)3 – 43 – 27x3
= 27x3 – 64 – 27x3 = –64.
Với nội dung bài viết về: Tổng hai lập phương, Hiệu hai lập phương? Ví dụ? Toán 8 bài 8 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 8 chương 2 SGK Toán 8 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.