Công tác xã hội là khái niệm không còn quá xa lạ, đặc biệt trong những năm gần đây thì công tác xã hội được mọi người biết đến nhiều hơn dưới các khía cạnh khác nhau như hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn, hành trình nhân ái,.. được lồng ghép trong các cuộc thi về sắc đẹp, các Game Show truyền hình,...
Tuy nhiên lĩnh vực Công tác xã hội không chỉ gói gọn ở các vấn đề trên, mà còn thể hiện nhiều khía cạnh khác và là cầu nối giữa con người với con người, con người với doanh nghiệp và xã hội. Để các bạn hiểu rõ hơn ngành Công tác xã hội là gì, học những gì và ra trường làm gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
° Ngành Công tác xã hội là gì?
- Công tác xã hội là ngành học chuyên về các lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội như: Giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già,...
- Công tác xã hội với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho ban quản lý, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ tiếp cận được các dịch vụ, chính sách tại cộng đồng để họ hòa nhập tốt với cộng đồng nơi cư trú.
° Ngành Công tác xã hội học những gì?
- Khi theo học ngành Công tác xã hội sinh viên được trang bị các kiến thức sâu rộng về tâm lý học, xã hội học, các lí thuyết và mô hình công tác xã hội; các phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp; phương pháp phân tích, xây dựng kế hoạch, hỗ trợ thực hiện và lượng giá tiến trình giải quyết vấn đề.
- Đồng thời, sinh viên ngành công tác xã hội còn có thể xây dựng các mô hình tiếp cận khác nhau giúp đỡ đối tượng có vấn đề trong cuộc sống; nghiên cứu và xây dựng chính sách. Đặc biệt, sinh viên biết sử dụng các mô hình truyền thông và các mô hình quản trị trong hoạt động công tác xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
- Một số môn học tiêu biểu của ngành Công tác xã hội là: An sinh xã hội, Chính sách xã hội, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học phát triển, Hành vi con người và môi trường xã hội, Tổ chức và phát triển cộng đồng, Tội phạm học, Tâm thần học, Xây dựng quản lý dự án Công tác xã hội, CTXH Y tế - Bệnh viện, CTXH người cao tuổi, CTXH trẻ em và gia đình,...
° Học ngành Công tác xã hội ra trường làm gì?
♦ Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể đảm nhận công việc tại các cơ quan phát triển xã hội của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng (đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ,...), Các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo; Các tổ chức phi chính phủ và quốc tế,... với các vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn, tham vấn trong các công ty hay trung tâm làm dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý;
- Chuyên viên nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước,...
- Chuyên viên hỗ trợ công tác các mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, xây dựng và hoạch định chính sách trong trường học.
° Học ngành Công tác xã hội ở đâu, trường nào?
- Ngành Công tác xã hội hiện nay cũng được đào tạo ở khá nhiều trường CĐ, ĐH trên cả nước. Dưới đây là danh sách một số tường đào tạo ngành này để bạn tham khảo:
Hy vọng với bài viết về ngành Công tác xã hội là gì? học gì? học ở đâu và ra trường làm gì? ở trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này. Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Công tác xã hội, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. HayHochoi chúc các bạn thành công!