Bài 1.15 thuộc chương 1 SGK Toán 11 Tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, dưới đây là lời giải chi tiết, dễ hiểu để các em học tốt môn Toán.
Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:
a) y = sin2x + tan2x;
b) y = cosx + sin2x;
c) y = sinx.cos2x;
d) y = sinx + cosx.
a) y = sin2x + tan2x
Biểu thức sin2x + tan2x có nghĩa khi cos2x ≠ 0 (vì ),
Nghĩa là:
⇒ Tập xác định của hàm số y = f(x) = sin2x + tan2x là:
Vì vậy, nếu x thuộc tập xác định D thì –x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có:
f(–x) = sin(–2x) + tan(–2x) = –sin2x – tan2x = – (sin2x + tan 2x) = – f(x), ∀ x ∈ D.
⇒ y = sin2x + tan2x là hàm số lẻ.
b) y = cosx + sin2x
Tập xác định của hàm số y = f(x) = cosx + sin2x là: D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì –x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có:
f(–x) = cos(–x) + sin2(– ) = cosx + (–sinx)2 = cosx + sin2x = f(x), ∀ x ∈ D.
⇒ y = cosx + sin2x là hàm số chẵn.
c) y = sinx.cos2x
Tập xác định của hàm số y = f(x) = sinx.cos2x là: D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì – x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(–x) = sin(–x).cos(–2x) = –sinx.cos 2x = –f(x), ∀ x ∈ D.
⇒ y = sinx.cos2x là hàm số lẻ.
d) y = sinx + cosx
Tập xác định của hàm số y = f(x) = sinx + cosx là: D = ℝ.
Do đó, nếu x thuộc tập xác định D thì –x cũng thuộc tập xác định D.
Ta có: f(–x) = sin (–x) + cos (–x) = – sinx + cosx ≠ – f(x).
⇒ y = sinx + cosx là hàm số không chẵn, không lẻ.
Hy vọng với lời giải bài 1.15 SGK Toán 11 Tập 1 Kết nối tri thức ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem Giải bài tập Toán 11 Tập 1 SGK Kết nối tri thức