Hotline 0939 629 809

Tính chất hoá học của Oxit, Oxit axit, Oxit bazơ và bài tập - hoá 9 bài 1

13:37:2806/05/2019

Oxit Axit và Oxit Bazơ đã được đề cập tới trong nội dung bài 'Oxi - không khí' ở chương trình hoá học lớp 8. Dựa vào tính chất hoá học ta có 4 loại Oxit đó là Oxit Axit, Oxit Bazơ, Oxit lưỡng tính và Oxit trung tính.

Vậy Oxit Axit, Oxit Bazơ có tính chất hoá học cụ thể như thế nào, cách gọi tên các oxit ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Oxit là gì? Phân loại và Cách gọi tên Oxit.

1. Oxit là gì?

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi.

 Ví dụ: FeO, CuO, SO2, P2O5,...

2. Cách gọi tên Oxit

- Tên Oxit Bazơ = Tên Kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + "Oxit"

 Ví dụ: Fe2O3: Sắt (III) oxit ; FeO: Sắt (II) oxit; CuO: Đồng (II) oxit;

- Tên Oxit Axit = (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử Oxi) + "Oxit"

* Lưu ý: Tên tiền tố là mono thì không cần ghi, ví dụ:

 Chỉ số  Tên Tiền tố  Ví dụ
 1  Mono  CO: Cacbon (mono)oxit
 2  Đi  CO2: Cacbon đioxit
 3  Tri  SO3: Lưu huỳnh trioxit
 4  Tetra  
 5  Penta  P2O5: Điphotpho Pentaoxit
 ...  ...  ...

hayhochoi

3. Phân loại Oxit

- Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ,... 

- Các Oxit được chia thành 4 loại :                             

+ Oxit bazơ: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch axit, tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Na2O, CuO, BaO, FeO,...

+ Oxit axit: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: SO2, SO3, CO2, P2O5,...

+ Oxit lưỡng tính: Là những oxit khi tác dụng với dung dịch bazơ, và khi tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

* Ví dụ: Al2O3, ZnO,...

+ Oxit trung tính:  Còn được gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ,  nước.

* Ví dụ: CO, NO,...

II. Tính chất hoá học của Oxit (Oxit bazo, Oxit axit)

1. Tính chất hoá học của Oxit bazơ

a) Oxit bazo tác dụng với nước

- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ  thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2

Oxit bazơ + H2O → Bazơ

 Na2O + H2O → 2NaOH

 CaO + H2O → Ca(OH)2

 BaO + H2O → Ba(OH)2     

b) Oxit bazo tác dụng với axit

- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.  

Oxit bazơ  + axit  → muối + nước

 Ví dụ:

 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

 CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

 Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit

- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối. 

Oxit bazơ  + Oxit axit  → muối

 Na2O + CO2 → Na2CO3

 CaO + CO2 → CaCO3

 BaO + CO2 → BaCO3

* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit

2. Tính chất hoá học của Oxit axit

- Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.

 Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)

a) Oxit axit tác dụng với nước

- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2, CrO3,.. tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7,...

Oxit axit + H2O → Axit

 Ví dụ:

 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3        

 CO2 + H2O → H2CO3

 CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7

 N2O5 + H2O → 2HNO3

 SO3 + H2O → H2SO4

* Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).

b) Oxit axit tác dụng với bazơ

- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.       

Ví dụ:

 CO2 + Ca(OH)2  CaCO+ H2O

 P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

 SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)

 NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (muối trung hòa)

 SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ

- Oxit axit tác dụng với một số Oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tạo thành muối.     

 Ví dụ:

 Na2O + SO2 → Na2SO3

 CO(k)  + CaO → CaCO3

d) Oxit lưỡng tính

- Là những Oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, ví dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,...

 Ví dụ:

 Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

 Al2O+ 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

e) Oxit trung tính 

- Còn gọi là Oxit không tạo muối, là những Oxit không tác dụng với axit, bazơ, muối, ví dụ như: NO, N2O, CO,...

III. Bài tập về Oxit axit, Oxit bazo

* Bài 1 trang 6 SGK Hoá 9: Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

>> Lời giải bài 1 trang 6 sgk hoá 9

* Bài 2 trang 6 SGK Hoá 9: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

>> Lời giải bài 2 trang 6 sgk hoá 9

* Bài 3 trang 6 SGK Hoá 9: Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

a) Axit sunfuric + ... → kẽm sunfat + nước

b) Natri hiđroxit + ... → natri sunfat + nước

c) Nước + ... → axit sunfurơ

d) Nước + ... → canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + ... → canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

>> Lời giải bài 3 trang 6 sgk hoá 9

* Bài 4 trang 6 SGK Hoá 9: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a) nước để tạo thành axit.

b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

>> Lời giải bài 4 trang 6 sgk hoá 9

* Bài 5 trang 6 SGK Hoá 9: Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

>> Lời giải bài 5 trang 6 sgk hoá 9

* Bài 6 trang 6 SGK Hoá 9: Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

>> Lời giải bài 6 trang 6 sgk hoá 9

Hy vọng với bài viết về tính chất hoá học của Oxit, Oxit axit, Oxit bazơ và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Nội dung cùng chương 1:

» Bài 2: Một Số Oxit Quan Trọng

» Bài 3: Tính Chất Hóa Học Của Axit

¤ Có thể bạn muốn xem:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
fuck
hay
Trả lời -
30/11/2022 - 20:25
captcha
...
Khánh Linh
hayyyy quá >
Trả lời -
16/09/2022 - 23:00
captcha
...
help me
bạn bt vẽ sơ đồ oxit bazo ko chỉ tui với
Trả lời -
15/09/2022 - 21:30
...
help me
bn lm trên đây dc ko ạ
15/09/2022 - 21:33
captcha
...
mmmmmmmm
bbbbbbbbbbbbbbbb
Trả lời -
15/09/2022 - 21:28
captcha
...
hoangitsk
hay rất chi tiết hok có sơ sài như các web khác cho thầy cô sớm phát triển web lớn hơn
Trả lời -
27/07/2022 - 12:11
...
Admin
Cám ơn em, chúc em nhiều thành công!
09/08/2022 - 10:45
captcha
...
trần thị thu hiền
Thật tuyệt,cho em xin tài liệu môn hóa lớp 9 với ạ, em cảm ơn thầy cô nhiều ạ.
Trả lời -
20/06/2022 - 09:52
...
Admin
Cụ thể bài nào em ơi???
21/06/2022 - 09:15
captcha
...
Dương
cho e xin tài liệu đc ko ạ?
Trả lời -
10/05/2022 - 20:55
...
Admin
Chào em, BQT đã gửi đáp án vào email của em, chúc em nhiều thành công!
12/05/2022 - 11:24
captcha
...
Phúc Bún
Hay quá cho em xin tài liệu ạ
Trả lời -
23/02/2022 - 21:34
...
Admin
Chào bạn, BQT đã gửi tài liệu vào email của bạn nhé, chúc bạn thành công !
24/02/2022 - 14:33
captcha
...
Phùng Thị Hảo
bài viết hay quá, có thể cho em xin tài liệu được không ạ
Trả lời -
18/02/2022 - 10:20
...
Admin
Chào bạn, BQT đã gửi tài liệu vào email của bạn, chúc bạn thành công !
24/02/2022 - 14:20
captcha
...
Vũ Hiên
Bài này viết hay quá. Cảm ơn cô giáo nhiều ạ cô giáo có thể cho mình xin tài liệu này được không?
Trả lời -
17/01/2022 - 10:08
...
Admin
Chào bạn, BQT đã gửi tài liệu vào email của bạn, chúc bạn thành công!
18/01/2022 - 16:37
captcha
Xem thêm bình luận
10 trong số 36
Tin liên quan