Hướng dẫn Giải KHTN 9 trang 107 Chân trời sáng tạo SGK bài 24: Ethylic alcohol, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.
KHTN 9 trang 107 Chân trời sáng tạo: Vận dụng
Giải thích vì sao có thể dùng cồn (cồn y tế, cồn công nghiệp, …) để tẩy vết sơn tường bị dính trên quần áo. Hãy trình bày cách tẩy sạch vết sơn này.
Giải Vận dụng trang 107 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
- Cồn có thể hòa tan được sơn tường nên được dùng để tẩy vết sơn tường bị dính trên quần áo.
- Để tẩy sạch hiệu quả cần phải dùng cồn 90 độ trở lên đổ vào vết sơn. Sau đó, cần vò mạnh để lớp sơn được bong ra. Cuối cùng, giặt lại quần áo như bình thường.
KHTN 9 trang 107 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Cồn có tác dụng diệt khuẩn tốt nên thường dùng để khử khuẩn. Hình bên dưới là cồn 70o, hãy cho biết ý nghĩa của kí hiệu “cồn 70o”.
Giải Luyện tập trang 107 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Tức là: Ở 20oC, có 70mL ethyic alcohol nguyên chất có trong 100mL dung dịch.
KHTN 9 trang 107 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 6
Nêu hiện tượng ở Thí nghiệm 1 và cho biết vì sao ethylic alcohol được sử dụng làm nhiên liệu.
Thí nghiệm 1. Đốt cháy ethylic alcohol bằng oxygen trong không khí
Dụng cụ và hóa chất: cồn 96o, đĩa thủy tinh, que đóm dài.
Tiến hành thí nghiệm: Cho khoảng 2 mL cồn vào đĩa thủy tinh rồi đốt (cồn dễ cháy, chú ý khi châm lửa và giữ khoảng cách an toàn)
Giải Thảo luận 6 trang 107 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Hiện tượng: Cồn cháy với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt.
Phương trình hóa học:
C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O
Ethylic alcohol được dùng làm nhiên liệu vì dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
KHTN 9 trang 107 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 7
Nêu hiện tượng của Thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2: Ethylic alcohol phản ứng với sodium (Na)
Dụng cụ và hoá chất: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, ethylic alcohol, kim loại sodium.
Tiến hành thí nghiệm: Cho khoảng 3 mL ethylic alcohol vào ống nghiệm rồi cho tiếp một mẫu sodium nhỏ bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm đã chứa ethylic alcohol.
Giải Thảo luận 7 trang 107 KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Hiện tượng: Mẩu Na tan dần và có bọt khí.
Phương trình hóa học:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
Với nội dung Giải KHTN 9 trang 107 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo khác
Giải KHTN 9 trang 105 Chân trời sáng tạo SGK
Giải KHTN 9 trang 106 Chân trời sáng tạo SGK