Hướng dẫn Giải KHTN 9 trang 109 Chân trời sáng tạo SGK bài 25: Acetic Acid, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.
KHTN 9 trang 109 Chân trời sáng tạo: Mở đầu
Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng 2% - 5%, thường được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn và có nhiều ứng dụng khác.
Acetic có cấu tạo như thế nào? Hợp chất này có tính chất và ứng dụng gì trong đời sống?
Giải Mở đầu trang 109 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Công thức cấu tạo của acetic acid là:
• Tính chất vật lí của Acetic Acid:
Acetic acid là chất lỏng, không màu, vị chua, mùi đặc trưng, sôi ở 118oC, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước.
• Tính chất hóa học của acetic acid:
- Có tính chất chung của một acid: làm đổi màu quỳ tím, phản ứng với một số kim loại, oxide base, base, muối carbonate, …
- Phản ứng với ethylic alcohol tạo ester.
• Ứng dụng của acetic acid:
Acetic acid được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, chất dẻo, …
KHTN 9 trang 109 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 1
Quan sát Hình 25.1, hãy nêu nhận xét về công thức cấu tạo của acetic acid.
Giải Thảo luận 1 trang 109 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Đặc điểm công thức cấu tạo: Có một nhóm -COOH liên kết với nhóm -CH3.
Với nội dung Giải KHTN 9 trang 109 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo khác
Giải KHTN 9 trang 109 Chân trời sáng tạo SGK
Giải KHTN 9 trang 110 Chân trời sáng tạo SGK
Giải KHTN 9 trang 111 Chân trời sáng tạo SGK