Hotline 0939 629 809

Giải Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo SGK

15:09:3802/05/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 5: Một số hợp chất Oxygen của Nitrogen, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 11 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.

Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 6

Tại sao phải bảo quản nitric acid trong các lọ tối màu?

Lời giải:

Nitric acid tinh khiết kém bền, bị phân huỷ một phần giải phóng khí nitrogen dioxide (NO2) ngay ở điều kiện thường khi có ánh sáng. Do đó, cần bảo quản nitric acid trong các lọ tối màu.

Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 7

Hãy tìm hiểu và cho biết HNO3 được ứng dụng vào những lĩnh vực nào trong đời sống và sản xuất.

Lời giải:

Một số ứng dụng của HNO3 trong đời sống và sản xuất:

- Sản xuất thuốc nổ;

- Sản xuất phân bón;

- Sản xuất thuốc nhuộm vải…

Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Viết phương trình hoá học của các phản ứng khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với CuO, Ca(OH)2, CaCO3. Các phản ứng này có phải phản ứng oxi hoá – khử không? Giải thích.

Lời giải:

Các phương trình hoá học:

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O.

Các phản ứng này không phải là phản ứng oxi hoá – khử; do không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trước và sau phản ứng.

Với nội dung Giải Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo hay khác.

Giải Hóa 11 trang 30 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 11 trang 31 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 11 trang 32 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 11 trang 33 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Hóa 11 trang 34 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan