Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 3: Đơn chất Nitrogen, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 11 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 3
Quan sát Hình 3.2, nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.
Lời giải:
Hiện tượng: Cây nến đang cháy ngoài không khí bị tắt khi đưa vào bình chứa khí nitrogen.
Giải thích: Khí nitrogen không duy trì sự cháy.
Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 4
Nitrogen nặng hơn hay nhẹ hơn không khí? Tại sao?
Lời giải:
Khí nitrogen nhẹ hơn không khí do MN2 = 28 < Mkk ≈ 29
Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Người ta có thể thu khí nitrogen trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đẩy nước. Hãy giải thích điều này.
Lời giải:
Người ta có thể thu khí nitrogen trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đẩy nước do khí nitrogen tan rất ít trong nước (ở điều kiện thường, 1 lít nước hoà tan được 0,015 lít khí nitrogen).
Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 5
Quan sát Hình 3.3 và từ dữ kiện năng lượng liên kết trong phân tử N2, dự đoán về độ bền phân tử và khả năng phản ứng của nitrogen ở nhiệt độ thường.
Lời giải:
Liên kết ba giữa hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen có năng lượng liên kết rất lớn (945 kJ/mol) nên rất khó bị phá vỡ. Do đó, ở nhiệt độ thường phân tử nitrogen rất bền, khá trơ về mặt hoá học.
Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 6
Xác định tính oxi hoá, tính khử của nitrogen trong phản ứng của N2 với H2 và O2. Cho biết các phản ứng này thu nhiệt hay toả nhiệt.
Lời giải:
+ Phản ứng của N2 với H2:
N2(g) + 3H2(g) ←to, xt, p→ 2NH3(g) ΔrHo298 = –91,8kJ
Đây là phản ứng toả nhiệt do ΔrHo298 = –91,8kJ < 0
Trong phản ứng này N2 đóng vai trò là chất oxi hoá, do số oxi hoá của nitrogen giảm từ 0 xuống -3.
+ Phản ứng của N2 với O2:
N2(g) + O2(g) ←≈3000 độ C→ 2NO(g) ΔrHo298 = 180kJ
Đây là phản ứng thu nhiệt do ΔrHo298 = 180kJ > 0
Trong phản ứng này N2 đóng vai trò là chất khử, do số oxi hoá của nitrogen tăng từ 0 lên +2.
Với nội dung Giải Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo hay khác.
Giải Hóa 11 trang 20 Chân trời sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 21 Chân trời sáng tạo