Hotline 0939 629 809

Ôn tập Hoá 9 Học kỳ 1: Sự chuyển đổi hợp chất hữu cơ thành kim loại và kim loại thành hợp chất hữu cơ - Hoá 9 bài 24

15:47:3017/12/2022

Ôn tập về tính chất của các loại hợp chất hữu cơ và kim loại.

Chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức về sự chuyển đổi kim loại thành hợp các loại hợp chất vô cơ và ngược lại, sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại qua bài viết dưới đây.

1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ

Từ kim loại có thể chuyển đổi thành các hợp chất vô cơ như sau:

a) Kim loại → Muối.

* Ví dụ: Fe → FeCl2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Kim loại → Bazơ → Muối(1) → Muối(2)

* Ví dụ: Na → NaOH  → NaCl → NaNO3

Na + H2O → NaOH + H2

NaOH + HCl → NaCl + H2O

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

c) Kim loại → Oxit bazơ → Bazơ → Muối(1) → Muối(2).

* Ví dụ: Ca → CaO → Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 → CaSO4

2Ca + O 2CaO

CaO + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ca(OH)2 + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 + Ca(NO3)2

Ca(NO3)2 + Na2SO4 → 2NaNO3 + CaSO4

d) Kim loại → Oxit bazơ → Muối(1) → Bazơ → Muối(2) →  Muối(3)

* Ví dụ: Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu(NO3)2

Cu + O2  CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

CuSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + Cu(NO3)2

2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại

Từ các hợp chất vô cơ có thể chuyển đổi thành kim loại như sau:

a) Muối → Kim loại

* Ví dụ: CuSO4 → Cu

CuSO4 + Fe  FeSO4 + Cu

b) Muối → Bazơ →  Oxit bazơ → Kim loại

* Ví dụ: FeCl3 → Fe(OH)­3 → Fe2O3 → Fe

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)­3  Fe2O3 + 3H2O

Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2

c) Bazơ → Muối → Kim loại

* Ví dụ: Cu(OH)2 → CuSO4 → Cu

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

CuSO4 + Fe  FeSO4 + Cu

d) Oxit bazơ → Kim loại

* Ví dụ: CuO → Cu 

CuO + H2  Cu + H2O

Hy vọng với bài viết Ôn tập Hoá 9 Học kỳ 1: Sự chuyển đổi hợp chất hữu cơ thành kim loại và kim loại thành hợp chất hữu cơ - Hoá 9 bài 24 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem các bài tập Hoá 10 cùng chuyên mục

> Bài 1 trang 71 SGK Hóa 9: Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:...

> Bài 2 trang 72 SGK Hóa 9: Cho 4 chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp 4 chất này thành hai dãy biến hóa (mỗi dãy đều gồm 4 chất)...

> Bài 3 trang 72 SGK Hóa 9: Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất...

Bài 4 trang 72 SGK Hóa 9: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất nào dưới đây?

Bài 5 trang 72 SGK Hóa 9: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?...

Bài 6 trang 72 SGK Hóa 9: Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây...

Bài 7 trang 72 SGK Hóa 9: Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để thu được bạc tinh khiết?...

Bài 8 trang 72 SGK Hóa 9: Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này qua các bình có đựng chất háo nước...

Bài 9 trang 72 SGK Hóa 9: Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitơrat dư thì tạo thằn 8,61 gam kết tủa...

Bài 10 trang 72 SGK Hóa 9: Cho Cho 1,96g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan