Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 40 Chân trời sáng tạo với nội dung SGK bài 7: Sulfuric Acid và muối Sulfate, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 11 chân trời ST tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 11 trang 40 Chân trời sáng tạo: Mở đầu
Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất, được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp. Sản lượng sulfuric acid của một quốc gia là một trong những chỉ số đánh giá sức mạnh công nghiệp hoá chất của quốc gia đó. Sulfuric acid có những tính chất và ứng dụng gì trong đời sống?
Lời giải:
• Tính chất vật lí của sulfuric acid: chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước (H2SO4 98% có khối lượng riêng là 1,84 g/cm3).
• Tính chất hoá học của sulfuric acid:
+ Dung dịch sulfuric acid loãng là một trong những acid mạnh và có tính chất chung của acid.
+ Dung dịch sulfuric acid đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước.
• Ứng dụng của sulfuric acid: dùng trong sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hoá học, chất dẻo, sơn màu …
Hóa 11 trang 40 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi thảo luận 1
Quan sát Hình 7.1, nhận xét màu, trạng thái của sulfuric acid ở điều kiện thường và cho biết tại sao sulfuric acid lại không bay hơi.
Lời giải:
Sulfuric acid là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
Sulfuric acid không bay hơi do với cấu tạo gồm các nguyên tử hydrogen linh động và các nguyên tử oxygen có độ âm điện lớn, giữa các phân tử sulfuric acid hình thành nhiều liên kết hydrogen:
Với nội dung Giải Hóa 11 trang 40 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo hay khác.
Giải Hóa 11 trang 40 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 11 trang 41 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 11 trang 42 Chân trời sáng tạo SGK
Giải Hóa 11 trang 43 Chân trời sáng tạo SGK